Theo quy định mới, chính quyền quốc gia trong khối 27 nước này hoặc Ủy ban châu Âu sẽ có thể điều tra các hàng hóa, chuỗi cung ứng và nhà sản xuất đáng ngờ. Điều tra sơ bộ phải được hoàn tất trong vòng 30 ngày làm việc.
Nếu một sản phẩm bị cho là được sản xuất bằng cách sử dụng lao động cưỡng bức, sản phẩm đó sẽ không thể bán được ở thị trường Liên minh châu Âu (EU) nữa và các lô hàng sẽ bị chặn tại biên giới EU.
Nghị viện châu Âu đã thông qua luật trên với đa số 555 phiếu ủng hộ, 6 phiếu chống và 45 phiếu trắng. Văn bản này vẫn cần sự chấp thuận của các nước thành viên trước khi có hiệu lực. Các nước EU sẽ phải bắt đầu áp dụng luật trong vòng 3 năm.
Quy định cấm hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức vẫn cần sự chấp thuận của các nước thành viên EU trước khi có hiệu lực.
Trước đó, năm 2021, Mỹ đã ban hành đạo luật tương tự để bảo vệ thị trường của mình khỏi các sản phẩm có liên quan đến lao động cưỡng bức.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!