Hút thuốc lá điện tử rất phổ biến trong thanh thiếu niên Mỹ. Ảnh: Reuters
Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất vừa được công bố trên tạp chí khoa học Jama Pediatrics.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ gần 500 trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 17, những người đã hút thuốc lá điện tử ít nhất 1 lần trong suốt 1 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 44,5% người được hỏi cho biết họ đang suy nghĩ nghiêm túc về việc bỏ hút thuốc và gần 1/4 trong số họ đã thử từ bỏ thói quen xấu này.
Trong cuộc khảo sát năm 2018, gần một nửa thanh niên muốn bỏ thuốc lá điện tử và các chuyên gia hy vọng con số này sẽ tiếp tục tăng sau đại dịch COVID-19.
Một thanh niên Mỹ và hình chụp X-quang hai lá phổi nghẽn đặc sau hai năm hút thuốc lá điện tử. Ảnh: Kieth Mayo
Thuốc lá điện tử xuất hiện tại thị trường Mỹ vào khoảng năm 2007 và kể từ năm 2015, nó đã trở thành sản phẩm thuốc lá được sử dụng phổ biến tại Mỹ. Đáng lo ngại hơn là số học sinh trung học và trung học phổ thông ở Mỹ sử dụng loại thuốc lá này đã tăng 900% trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, trước khi giảm lần đầu tiên trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017.
Tuy nhiên, cho tới nay, tỷ lệ học sinh Mỹ sử dụng thuốc lá điện tử vẫn ở mức cao, với hơn 3,6 triệu thanh niên Mỹ đang hút loại thuốc này.
Với kết quả nghiên cứu trên, các chuyên gia hy vọng giới chức y tế Mỹ ngoài việc giúp giới trẻ tránh xa thuốc lá điện tử thì cần có thêm các biện pháp giúp các em cai nghiện khi chúng muốn làm điều đó.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!