Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, liệu hộ chiếu vaccine có phải con đường để trở lại bình thường. Và liệu có tiềm ẩn bất cứ rủi ro nào hay không?
Công ty sinh trắc học iProov và công ty an ninh mạng Mvine là những đơn vị tạo ra hộ chiếu vaccine hiện đang được thử nghiệm trong Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh.
Ông Andrew Bud - Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Công ty sinh trắc học iProov cho biết: "Hộ chiếu vaccine chỉ cần 2 thông tin, một là người này đã được tiêm phòng chưa, hai là diện mạo của người này trông như thế nào? Như vậy, chỉ cần khớp khuôn mặt với với tình trạng tiêm chủng, chứ không cần biết danh tính của một người, tránh được nguy cơ lộ thông tin cá nhân".
Các chuyên gia cho biết, việc xác nhận tình trạng tiêm chủng có thể giúp ích cho nền kinh tế Anh như nền kinh tế ban đêm vốn sử dụng khoảng 420.000 lao động ở thành phố Manchester, miền Bắc nước Anh.
Tiêm chủng vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Greater Manchester, Anh. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, hộ chiếu vaccine có thể làm nảy sinh vấn đề phân biệt đối xử, đặc biệt với nhóm người trẻ tuổi, vốn là những người đứng cuối cùng trong danh sách tiêm vaccine.
"Công việc của chúng tôi là cung cấp nền tảng công nghệ để khiến hộ chiếu vaccine khả thi, chúng tôi không có vai trò đánh giá liệu ý tưởng này là tốt hay không. Nhưng tôi nghĩ hộ chiếu vaccine có thể gây ra một số vấn đề xã hội, như vấn đề kỳ thị với những người chưa được tiêm phòng", ông Andrew Bud nói.
Ý kiến trung lập thì cho rằng, không nên để hộ chiếu vaccine là một sự bắt buộc, mà nên là lựa chọn. Ví dụ, nếu một người nhập cảnh không có hộ chiếu vaccine thì vẫn có thể sử dụng biện pháp khác như xét nghiệm nhanh.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị, các quốc gia cần cân nhắc và thảo luận kỹ trước khi áp dụng công nghệ này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!