Hơn 70% quần thể động vật hoang dã biến mất trong 50 năm qua

Quỳnh Chi (Theo World Wildlife Fund)-Thứ bảy, ngày 12/10/2024 06:30 GMT+7

Loài bồ nông mào có nguy cơ tuyệt chủng tại Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 5/4 (Ảnh: Anadolu/Getty Images)

VTV.vn - Quy mô trung bình của quần thể động vật hoang dã gồm động vật có vú, chim, lưỡng cư, bò sát và cá... trên toàn thế giới đã giảm tới 73% trong 50 năm qua (1970-2020).

Dữ liệu do báo cáo Sức sống Hành tinh 2024 (Living Planet 2024) của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên công bố.

Báo cáo cảnh báo rằng một số khu vực trên Trái đất đang tiến đến điểm tới hạn nguy hiểm do sự kết hợp của tình trạng mất môi trường thiên nhiên và biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhân loại. Theo báo cáo, sự suy giảm đa dạng sinh học diễn ra với tốc độ chóng mặt và quy mô chưa từng thấy.

Chỉ số Sức sống Hành tinh do Hiệp hội Động vật học London (ZSL) cung cấp theo dõi gần 35.000 quần thể động vật có xương sống thuộc 5.495 loài từ năm 1970 - 2020. Sự suy giảm mạnh nhất là ở quần thể nước ngọt (85%), tiếp theo là trên cạn (69%) và sau đó là dưới biển (56%). 

Hơn 70% quần thể động vật hoang dã biến mất trong 50 năm qua - Ảnh 1.

Rùa Hermann được nhìn thấy gần Di tích Lâu đài Gorica, ngày 20/9, tại Albania (Ảnh: NurPhoto / Getty Images)

Báo cáo của WWF nêu chi tiết về sự suy giảm mạnh trong quần thể động vật hoang dã với mức giảm mạnh nhất được ghi nhận ở khu vực Mỹ Latin và Caribe (95%), châu Phi (76%), châu Á - Thái Bình Dương (60%), tiếp theo là Bắc Mỹ (39%), châu Âu và Trung Á (35%).

Tình trạng phá hủy môi trường sống, suy thoái và khai thác quá mức,chủ yếu do hệ thống thực phẩm toàn cầu của con người gây ra, là những mối đe dọa chính đối với quần thể động vật hoang dã trên toàn thế giới. Các loài xâm lấn, bệnh dịch, biến đổi khí hậu và ô nhiễm cũng là những yếu tố dẫn đến tình trạng trên.

Sự suy giảm đáng kể về quần thể động vật hoang dã tác động tiêu cực đến sức khỏe và khả năng phục hồi của môi trường và đẩy thiên nhiên đến gần hơn với các điểm tới hạn thảm khốc, ngưỡng quan trọng dẫn đến sự thay đổi đáng kể và có khả năng không thể đảo ngược. Các điểm tới hạn khu vực (như sự tàn phá của rừng thông Bắc Mỹ, phá hủy rừng mưa Amazon và thực trạng chết hàng loạt của các rạn san hô) có khả năng tạo ra những làn sóng chấn động vượt xa khu vực lân cận, tác động đến an ninh lương thực, sinh kế của người dân và nền kinh tế.

Hơn 70% quần thể động vật hoang dã biến mất trong 50 năm qua - Ảnh 2.

Gấu trúc trèo cây tại Vườn thú Trùng Khánh ở Trùng Khánh, Trung Quốc, ngày 5/10 (Ảnh: NurPhoto / Getty Images)

"Thiên nhiên cung cấp nền tảng cho sức khỏe con người, ổn định khí hậu, nền kinh tế thế giới và sự sống trên Trái đất. Báo cáo Sức sống Hành tinh cập nhật các xu hướng trong 50 năm về mức độ chúng ta đã bị tổn thất và các điểm tới hạn sắp tới" - ông Carter Roberts, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành WWF-US cho biết. "Báo cáo nêu bật các công cụ mạnh mẽ nhất để ngăn chặn sự tổn thất và phù hợp với quy mô của thảm họa. Đây là lời cảnh tỉnh rằng chúng ta cần phải hành động và phải hành động nhanh chóng".

Chỉ số Sức sống Hành tinh cũng tiết lộ những quần thể đã ổn định hoặc tăng lên do những nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã hiệu quả, như sự gia tăng quần thể phụ của loài khỉ đột núi khoảng 3% mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2016 ở dãy núi Virunga thuộc khu vực Đông Phi, cũng như sự gia tăng từ 0 đến 6.800 quần thể bò rừng bison trên khắp Trung Âu trong giai đoạn 1970 - 2020.

Các quần thể động vật hoang dã toàn cầu đã giảm gần 70% kể từ năm 1970 Các quần thể động vật hoang dã toàn cầu đã giảm gần 70% kể từ năm 1970

VTV.vn - Các quần thể động vật hoang dã trên thế giới đã giảm hơn 2/3 kể từ năm 1970 do rừng bị chặt phá và đại dương bị ô nhiễm, theo một đánh giá được công bố hôm 13/10.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước