Theo thông báo của EC, Budapest đã không thực hiện cải cách pháp quyền theo hạn chót là ngày 31/12/2024, nên cơ quan này sẽ không giải ngân số tiền nêu trên cho Hungary. EC đã phong tỏa khoản hỗ trợ dành cho Hungary từ cuối năm 2022 sau khi phân tích và đưa ra kết luận rằng Budapest vi phạm các giá trị và tiêu chuẩn cơ bản có hiệu lực ở EU.
Tuy nhiên, ngay cả khi có kết luận như vậy, Chính phủ Hungary vẫn không thực hiện những chương trình cải cách cần thiết, chẳng hạn như luật chống xung đột lợi ích và cuộc chiến chống tham nhũng.
Budapest vẫn đang cố gắng tiếp cận khoản hỗ trợ cho Hungary bị Brussels đóng băng. Theo EC, khoảng 19 tỷ Euro dành cho Hungary hiện đang bị phong tỏa, bao gồm cả khoản hỗ trợ từ EU để phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Đầu tháng 12/2024, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đe dọa sẽ phủ quyết ngân sách giai đoạn 7 năm tiếp theo của EU nếu Brussels không giải phóng các quỹ dành cho Budapest đang bị phong tỏa.
Những cuộc đàm phán về ngân sách dài hạn của EU giai đoạn 2028 - 2035 có thể sẽ được khởi động vào giữa năm 2025.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban (Ảnh: AP)
Hiện giữa Hungary và Liên minh châu Âu đang tồn tại một số bất đồng.
Vào cuối tháng 12/2024, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng phương Tây không nhận thức được thực tế mới trong cuộc xung đột ở Ukraine là hoàn toàn ảo tưởng và sẽ phải trả giá đắt cho sai lầm này. Theo ông Orban, một vị tổng thống sẵn sàng chiến đấu vì tương lai của phương Tây đang chuẩn bị lên nắm quyền tại Mỹ và điều này sẽ hoàn toàn thay đổi thế giới phương Tây.
Ông Orban trước đó cho biết châu Âu và Mỹ đã chi tổng cộng 310 tỷ Euro cho Ukraine - một con số "khủng khiếp". Theo ông Orban, nếu số tiền này được đầu tư vào nền kinh tế châu Âu, người dân châu Âu sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn nhiều và có thể tạo ra những điều kỳ diệu.
Hungary thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế di cư bất hợp pháp. Nước này cũng là là một trong những quốc gia đi đầu trong việc bảo vệ biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu kể từ năm 2015.
Hungary thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế di cư bất hợp pháp. Nước này cũng là là một trong những quốc gia đi đầu trong việc bảo vệ biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu kể từ năm 2015. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực này, Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) đã áp dụng khoản tiền phạt 200 triệu Euro đối với Hungary vào tháng 6, với lý do Budapest không tuân thủ luật tị nạn của EU.
Ngoài ra, khoản tiền phạt hàng ngày là 1 triệu Euro đã được áp dụng cho đến khi Hungary điều chỉnh chính sách của mình theo các chỉ thị của EU. Điều này cũng khiến cho nước này buộc phải thực hiện các bước đi pháp lý nhằm chống lại các khoản tiền phạt liên quan của Liên minh châu Âu.
Hungary đe dọa sẽ kiện EU VTV.vn - Hungary có thể sẽ kiện Ủy ban châu Âu để yêu cầu bồi thường số tiền đã chi cho việc bảo vệ biên giới trong bối cảnh dòng người di cư đổ về trong những năm gần đây.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!