Cục trưởng Cục Dịch vụ thông tin và Truyền thông thuộc Bộ Tài chính Indonesia, ông Deni Surjantoro cho biết, chính sách thuế đối với mặt hàng thuốc lá điện tử được áp dụng từ năm 2018. Đây là giai đoạn chuyển tiếp nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và là công cụ kiểm soát, điều tiết thị trường.
Theo ông Deni Surjantoro, cả thuốc lá điện tử và thuốc lá truyền thống đều có hại như nhau. Quyết định đánh thuế thuốc lá điện tử nhấn mạnh nguyên tắc công bằng, có tính đến việc thuốc lá thông thường liên quan đến nông dân trồng thuốc lá và công nhân nhà máy đã nộp thuế thuốc lá kể từ năm 2014.
Ông Deni Surjantoro cho rằng “về lâu dài, việc sử dụng thuốc lá điện tử được cho là có ảnh hưởng đến sức khỏe và các thành phần có trong thuốc lá điện tử được coi là hàng tiêu dùng cần được quản lý”.
Doanh thu từ thuế thuốc lá điện tử vào năm 2023 lên tới 1.750 Rupiah (113,7 triệu USD), tương đương khoảng 1% tổng doanh thu từ thuốc lá đặc biệt hàng năm, ông Deni Surjantoro cho biết, Hơn 50% doanh thu từ thuế thuốc lá sẽ được hướng tới các dịch vụ y tế công cộng và thực thi pháp luật, hỗ trợ các dịch vụ công tốt hơn.
Trước đó, vào tháng 11/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati thông tin, quốc gia này sẽ tăng trung bình 10% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá vào năm 2023 trong nỗ lực kiểm soát tiêu thụ sản phẩm này. Bà Indrawati cho biết, thuế tiêu thụ thuốc lá sẽ tiếp tục tăng 10% vào năm 2024, trong đó mức tăng thuế đối với thuốc lá cuốn bằng máy sẽ cao hơn các loại khác.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!