Trung tâm tài chính ở Frankfurt, Đức, ngày 18/3/2019. (Ảnh minh họa: Reuters)
Nguyên nhân của tình hình trên được cho là do chi phí năng lượng tăng cao, các vấn đề về chuỗi cung ứng và chiến tranh tiếp diễn ở Ukraine.
"Nguy cơ thiếu khí đốt trong mùa đông 2022 - 2023 không còn hiện hữu như mùa hè năm 2022 và giá năng lượng cũng đã giảm kể từ đó. Tuy nhiên, chúng vẫn ở mức cao và tình trạng gián đoạn sản xuất không thể bị loại trừ", IW cho biết trong một cuộc khảo sát. "Hơn nữa, tình hình sẽ chỉ trở nên rõ ràng trong năm 2023, mức độ cung cấp năng lượng và khí đốt tổng thể có thể được xây dựng cho mùa đông tới và mức độ của bất kỳ sự gián đoạn nào có thể xảy ra vào năm 2023".
Cuộc khảo sát với khoảng 2.500 công ty cho thấy, khoảng 1/3 số công ty dự đoán sản lượng sẽ bị đình trệ và 1/4 còn lại dự đoán hoạt động kinh doanh sẽ tăng trưởng.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, kinh tế Đức, nền lớn nhất châu Âu, được dự báo sẽ giảm 0,3% trong năm tới, mức cao nhất trong số các quốc gia G7, do bị ảnh hưởng bởi việc ngừng cung cấp khí đốt đột ngột từ Nga, nhà cung cấp khí đốt chính trước đây của nước này.
Triển vọng đặc biệt ảm đạm trong lĩnh vực xây dựng tại Đức, nơi hơn một nửa số công ty được IW khảo sát dự đoán sản lượng sẽ giảm và chỉ 15% dự đoán sẽ có nhiều hoạt động kinh doanh hơn.
Bức tranh hầu như không sáng sủa hơn trong ngành công nghiệp, nơi 39% công ty được khảo sát dự đoán sự suy giảm do đánh giá thận trọng trong ngành tiêu dùng và cơ bản.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!