Khủng hoảng nhân đạo tại Sudan diễn biến trầm trọng

Mạnh Dương (Theo Reuters)-Thứ tư, ngày 26/03/2025 14:50 GMT+7

Các gia đình Sudan phải di dời đang trú ẩn trong một trường học (Ảnh: AP)

VTV.vn - Lực lượng bán quân sự RSF bị cáo buộc hạn chế hoạt động cứu trợ tại các khu vực đang xảy ra nạn đói, khiến hàng trăm nghìn người dân có nguy cơ chết đói.

Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) tại Sudan đối đầu với quân đội chính phủ trong cuộc nội chiến kéo dài hơn hai năm, đang đặt ra những rào cản mới đối với hoạt động cứu trợ nhân đạo ở các vùng lãnh thổ mà lực lượng này kiểm soát. Theo các tổ chức cứu trợ, tình trạng này khiến nạn đói lan rộng và đẩy hàng trăm nghìn người tại khu vực Darfur vào cảnh thiếu ăn nghiêm trọng.

Những yêu cầu mới từ RSF bao gồm việc tăng phí, yêu cầu giám sát việc tuyển dụng nhân viên địa phương và điều phối an ninh. Đây được xem là nỗ lực nhằm củng cố quyền kiểm soát hành chính tại các vùng do RSF chiếm giữ, trong bối cảnh lực lượng này đang mất dần vị thế tại thủ đô Khartoum, nơi quân đội vừa giành lại một số địa điểm trọng yếu như Dinh Tổng thống.

Khủng hoảng nhân đạo tại Sudan diễn biến trầm trọng  - Ảnh 1.

(Ảnh: AP)

Cơ quan cứu trợ SARHO – tổ chức trực thuộc RSF – từ cuối năm 2023 đã yêu cầu các tổ chức viện trợ quốc tế ký thỏa thuận hợp tác độc lập nếu muốn tiếp tục hoạt động trong vùng do RSF kiểm soát. Dù chỉ thị này tạm thời bị đình chỉ đến tháng 4, nhiều nhóm nhân đạo cho biết họ vẫn phải đối mặt với sự trì hoãn, từ chối cấp phép và đòi hỏi chi phí bất hợp lý.

Khủng hoảng nhân đạo tại Sudan diễn biến trầm trọng  - Ảnh 2.

(Ảnh: AP)

Trong khi đó, cuộc nội chiến đã khiến khoảng một nửa dân số Sudan (gần 25 triệu người) rơi vào cảnh thiếu đói nghiêm trọng, với hơn 12,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Tại các trại tị nạn quanh thành phố al-Fashir – nơi quân đội vẫn còn hiện diện – như Zamzam, Abu Shouk và al-Salam, tình trạng đói kém đến mức người dân phải ăn lá cây để cầm cự.

Giới chuyên gia cảnh báo, việc RSF kiểm soát hoạt động viện trợ không chỉ làm trầm trọng thêm khủng hoảng nhân đạo, mà còn là dấu hiệu cho thấy lực lượng này đang tìm cách hợp thức hóa vai trò nắm quyền tại miền Tây Sudan.

Khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới tại Sudan Khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới tại Sudan Khủng hoảng nhân đạo trầm trọng, hơn 700.000 người ở Haiti phải di dời Khủng hoảng nhân đạo trầm trọng, hơn 700.000 người ở Haiti phải di dời Khủng hoảng nhân đạo gia tăng ở Afghanistan trong 3 năm Taliban nắm quyền Khủng hoảng nhân đạo gia tăng ở Afghanistan trong 3 năm Taliban nắm quyền

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước