Mỹ dự kiến tăng chi ngân sách quốc phòng năm 2019 là 750 tỷ USD, cao nhất thế giới. Trung Quốc cũng thông báo mức chi tiêu quốc phòng năm nay sẽ tăng 7,5%, bất chấp tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Sự mở rộng năng lực hạt nhân cũng là điều đáng lo ngại. Hiện thế giới có hơn 14.000 đầu đạn hạt nhân. Nếu như cách đây 30 năm, năng lực hạt nhân hầu hết nằm trong tay Nga và Mỹ thì ngày nay, cả Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel hay Triều Tiên đều hoàn toàn có năng lực phát triển vũ khí hạt nhân mà ít chịu các cơ chế kiểm soát.
Các hiệp ước kiểm soát vũ khí hay hạt nhân được coi là nền tảng quan trọng cho an ninh thế giới. Hậu quả của sự sụp đổ Hiệp ước INF và START đã được cảnh báo từ trước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định: "Nếu những hiệp ước này sụp đổ, sẽ chẳng còn gì để kiểm soát vũ khí. Tình hình sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm. Điều sẽ xảy ra là một cuộc chạy đua vũ trang".
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết, chi phí quân sự toàn cầu trong năm 2017 đã tăng lên 1.700 tỷ USD, mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Tuy chưa có con số của năm 2018 nhưng xu hướng gia tăng chi tiêu quân sự đã diễn ra nhiều năm qua. Điều này cho thấy sẽ có nguy cơ lớn về những răn đe bằng quân sự một khi những cơ chế kiểm soát không còn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!