Mali, Niger và Burkina Faso ký hiệp ước an ninh Sahel

Quỳnh Chi (Theo Reuters)-Chủ nhật, ngày 17/09/2023 11:45 GMT+7

Các quốc gia Sahel ký hiệp ước hợp tác chống lại các mối đe dọa nổi dậy vũ trang hoặc xâm lược từ bên ngoài. (Ảnh: Sierra Leone Monitor)

VTV.vn - Ngày 16/9, Mali, Niger và Burkina Faso, ba quốc gia Sahel Tây Phi do chính quyền quân đội nắm quyền, đã ký một hiệp ước an ninh về khuôn khổ phòng thủ chung.

Theo hiệp ước an ninh trên, Mali, Niger và Burkina Faso cam kết sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp có bất kỳ cuộc nổi dậy hoặc xâm lược nào từ bên ngoài.

Ba nước này đang nỗ lực ngăn chặn quân nổi dậy Hồi giáo có liên hệ với al Qaeda và Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đồng thời cùng chứng kiến mối quan hệ của họ với những nước láng giềng và đối tác quốc tế trở nên căng thẳng vì các cuộc đảo chính.

Cuộc đảo chính mới nhất ở Niger đã gây thêm chia rẽ giữa ba nước và các quốc gia trong khối khu vực là Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS), vốn đã đe dọa sử dụng vũ lực để khôi phục chế độ cầm quyền theo hiến pháp ở nước này.

Mali và Burkina Faso cam kết sẽ hỗ trợ Niger nếu nước này bị tấn công.

Mali, Niger và Burkina Faso ký hiệp ước an ninh Sahel - Ảnh 1.

Binh sĩ tuần tra trên đường Gorgadji ở khu vực Sahel, Burkina Faso, ngày 3/3/2019. (Ảnh: Reuters)

Theo điều lệ của hiệp ước, được gọi là Liên minh các quốc gia Sahel: "Bất kỳ cuộc tấn công nào vào chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một hoặc các bên ký kết sẽ bị coi là hành động xâm lược các bên khác". Theo đó, các quốc gia còn lại sẽ hỗ trợ riêng lẻ hoặc tập thể nước bị tấn công, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang.

"Hôm nay tôi đã ký với nguyên thủ quốc gia Burkina Faso và Niger bản Hiến chương Liptako-Gourma thành lập Liên minh các quốc gia Sahel, với mục đích thiết lập một khuôn khổ phòng thủ tập thể và hỗ trợ lẫn nhau", lãnh đạo quân đội Mali Assimi Goita nói trên tài khoản mạng xã hội X của mình. .

Mali, Niger và Burkina Faso cùng với Chad và Mauritania đều là thành viên của lực lượng chung Liên minh G5 Sahel do Pháp hỗ trợ, được thành lập vào năm 2017 để ứng phó với các nhóm Hồi giáo trong khu vực.

Sau cuộc đảo chính quân sự, Mali đã không hoạt động tại Liên minh G5 Sahel. Trong khi đó, Tổng thống bị lật đổ của Niger, ông Mohamed Bazoum, cho biết vào tháng 5/2022 rằng lực lượng này hiện đã "chết" sau sự ra đi của Mali.

Mối quan hệ giữa Pháp và ba nước đã trở nên xấu đi kể từ cuộc đảo chính. Pháp đã buộc phải rút quân khỏi Mali và Burkina Faso, đồng thời đang trong tình trạng căng thẳng với chính quyền quân sự nắm quyền ở Niger sau khi Niamey yêu cầu Paris rút quân và đại sứ khỏi nước này. Pháp đã từ chối công nhận chính quyền quân sự.

Pháp áp đặt lệnh cấm hợp tác văn hóa đối với Mali, Niger và Burkina Faso Pháp áp đặt lệnh cấm hợp tác văn hóa đối với Mali, Niger và Burkina Faso Pháp lên kế hoạch giảm hiện diện quân sự ở Niger Pháp lên kế hoạch giảm hiện diện quân sự ở Niger Hàng nghìn người biểu tình ở Niger yêu cầu Pháp rút quân Hàng nghìn người biểu tình ở Niger yêu cầu Pháp rút quân

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước