NASA phóng vệ tinh theo dõi hoạt động của Mặt Trời

Đàm Linh (Theo CNN)-Thứ tư, ngày 26/06/2024 19:58 GMT+7

Tên lửa hạng nặng SpaceX Falcon mang theo vệ tinh thời tiết NOAA GOES-U cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida, ngày 25/6. (Ảnh: AFP)

VTV.vn - Sáng 26/6 theo giờ Việt Nam, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng một vệ tinh mới có thể giúp cải thiện đáng kể dự báo hiện tượng bão Mặt Trời.

Chiều 25/6 (giờ địa phương), Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA và Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia đã phóng thành công GOES-U, hay Vệ tinh Môi trường Hoạt động Địa tĩnh. Vệ tinh thời tiết cất cánh trên tên lửa SpaceX Falcon Heavy từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, và buổi ra mắt được phát trực tiếp trên trang web của NASA.

Vệ tinh này thuộc dự án 4 vệ tinh khí tượng theo dõi các hiện tượng bão, lốc xoáy, khí hậu và nhiệt độ mặt biển, chất lượng không khí, được triển khai từ năm 2016. Đây là vệ tinh đầu tiên trong dự án có kính viễn vọng dùng để quan sát vầng sáng quanh Mặt Trời.

Với bước tiến này, các nhà khoa học sẽ sớm có thể xem bản đồ thời gian thực về hoạt động của sét trên Trái đất và theo dõi kỹ hơn các cơn bão từ do Mặt Trời gây ra.

Khi GOES-U đạt đến quỹ đạo địa tĩnh hoặc quỹ đạo tròn phía trên xích đạo Trái đất, vệ tinh sẽ được đổi tên thành GOES-19 hoặc GOES East và hoạt động song song với GOES-18, còn được gọi là GOES West.

Cùng với nhau, các vệ tinh này sẽ thu thập dữ liệu khí quyển, Mặt Trời, khí hậu và đại dương và bao phủ hơn một nửa địa cầu từ bờ biển phía Tây châu Phi đến New Zealand. Điều khiến GOES-U khác biệt so với các vệ tinh khác là nó mang một khả năng mới - theo dõi thời tiết không gian.

Dữ liệu được cung cấp sau mỗi 30 phút, thay vì khoảng 8 giờ như với vệ tinh cũ, cho phép cơ quan chức năng hiểu rõ ngay từ đầu tốc độ, hướng phát triển của bão Mặt Trời và đưa ra cảnh báo trước từ 1-4 ngày.

Bão Mặt Trời là các vụ nổ lớn trên Mặt Trời có thể ảnh hưởng đến từ trường của Trái Đất, khiến các vệ tinh, cơ sở hạ tầng năng lượng và hệ thống định vị ngừng hoạt động. Đầu tháng 5 vừa qua, bão Mặt Trời mạnh nhất trong hơn 2 thập kỷ đã tấn công Trái Đất, làm gián đoạn hệ thống định vị và viễn thông tại nhiều nơi.

GOES-U sẽ mang theo nhiều thiết bị giúp cải thiện khả năng phát hiện các mối nguy hiểm về thời tiết trong không gian, bao gồm cả Compact Coronagraph-1 có thể phát hiện các ngọn lửa Mặt Trời và sự phóng khối lượng của vành nhật hoa (tức vụ nổ plasma khổng lồ thỉnh thoảng phun ra từ Mặt Trời, có thể gửi các hạt tích điện, được gọi là gió Mặt Trời, về phía Trái Đất), cũng như mô tả đặc điểm kích thước, vận tốc, mật độ và hướng của những cơn bão từ này...

Bão Mặt Trời mạnh nhất trong 20 năm gây ra hiện tượng cực quang ngoạn mục Bão Mặt Trời mạnh nhất trong 20 năm gây ra hiện tượng cực quang ngoạn mục

VTV.vn - Trái Đất đã đón một cơn bão địa từ (còn gọi là bão mặt trời) mạnh nhất trong 20 năm vào sáng 11/5.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước