Mặc dù vậy, WHO vẫn nhấn mạnh các loại vaccine vẫn còn cần thêm những thử nghiệm để đảm bảo tính hiệu quả thực sự trên người.
2 loại vaccine, 1 của Glaxo Smith Kline và 1 của Cơ quan Y tế công cộng Canada đang được xem là những ứng cử viên tiềm năng nhất để giúp chống lại virus Ebola trên diện rộng. WHO cho biết, họ đang đưa 2 loại vaccine này vào thử nghiệm với 500 tình nguyện viên thuộc các nước từ Mỹ, Anh, Đức cho tới Mali hay Kenya. Dự kiến, các thử nghiệm sẽ cho kết quả vào tháng 12 tới trước khi được đưa ra sử dụng trên diện rộng vào đầu năm sau.
Tiến sỹ Mariw Paule Kieny, Trợ lý Tổng giám đốc WHO cho biết: “Đây sẽ là cuộc thử nghiệm có sự tham gia của số lượng đông đảo những tình nguyện viên nhất từ trước tới nay. Và nó sẽ vô cùng quan trọng cho việc xác định tính an toàn cũng như khả năng tạo ra sự miễn dịch trên người. Nó sẽ quyết định việc triển khai vaccine như thế nào, với liều lượng là bao nhiêu”.
Bên cạnh 2 loại vaccine của Glaxo Smith Kline và Cơ quan Y tế công cộng Canada, một số vaccine chống virus Ebola khác cũng đang được phát triển và được cho là có hứa hẹn như của Johnson & Johnson hay hãng dược phẩm Inovio của Mỹ.
Ngoài ra, tại Guinea, Chính phủ Pháp cũng đang triển khai việc thử nghiệm một loại thuốc chữa Ebola trên người do Nhật Bản sản xuất.