Nhà thiết kế Brazil Amanda Momente đã thành lập nhãn hiệu quần áo ngoại cỡ "để phù hợp với cơ thể chúng ta". (Ảnh: Barron's)
Đồng thời, người ngoại cỡ ở Brazil cũng làm luôn việc đáp ứng nhu cầu thời trang của người thừa cân và giải phóng họ khỏi tình trạng bị chế giễu. Câu chuyện trên đặc biệt đáng chú ý ở Brazil bởi nước này có hơn một nửa người trưởng thành thừa cân.
Thế nào mới là đẹp? Một nhà thiết kế thời trang ngoại cỡ rất tự tin trước ống kính máy quay, nhất là khi cô mặc trên mình quần áo do chính công ty của cô thiết kế.
Ngày càng nhiều người trong số người trưởng thành thừa cân, bao gồm các doanh nhân, nhà hoạt động xã hội và người mẫu, không còn chịu nổi ngành thời trang mà ở đó không có gì họ mặc vừa, không khác gì chế giễu hình thể của họ.
Chị Amanda Momente, nhà sáng lập nhãn thời trang thể thao ngoại cỡ Brazil, nói: "Ai cũng bảo người béo là đi tập gym đi, nhưng chẳng ai biết họ có đồ để mặc đi tập hay không".
Xã hội đánh giá chị chỉ dựa trên một đặc điểm, và chị Momente đã sử dụng chính đặc điểm này để lập ra công ty của mình, sau khi phải nhờ một thợ may may riêng đồ tập cho mình.
Chọn quần áo được trưng bày tại một cửa hàng quần áo ngoại cỡ ở Sao Paulo, Brazil. (Ảnh: Barron's)
Thời trang cho người ngoại cỡ ở Brazil đang phát triển, nằm trong trào lưu quốc tế rộng lớn hơn bác bỏ những tiêu chí phi thực tế về vẻ đẹp, đặc biệt là vẻ đẹp phụ nữ.
Chị Amanda Momente cho biết: "Tôi sở hữu một nhãn hiệu quần áo tập. Nhưng những người có hình thể được cho là tiêu chuẩn thì có bao nhiêu nhãn hiệu để mà lựa chọn. Trong khi tôi cũng muốn tiêu dùng hàng của những nhãn hiệu khác, ngoài đồ của hãng tôi chứ".
Lĩnh vực thời trang ngoại cỡ ở Brazil đã tăng trưởng hơn 75% trong một thập kỷ, tính đến năm 2021, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Theo người sáng lập ra một hội chợ thời trang ngoại cỡ ở thành phố Sao Paulo, Brazil, thị trường thời trang cho rằng người ngoại cỡ chỉ muốn che giấu cơ thể, nên chỉ được cung cấp quần áo đơn giản, không thời trang.
Theo bà Flavia Duanteo, nhà tổ chức hội chợ thời trang ngoại cỡ ở Brazil: "Tôi tin rằng đó thuần túy là chứng kỳ thị người béo. Nhiều nhãn hàng thời trang không thích bị gắn với người béo, bởi xã hội trong nhiều thập kỷ cho rằng người béo là bị bệnh, là xấu, chẳng làm được việc gì".
Các nhà hoạt động vì người ngoại cỡ ở Brazil giờ đã thấy tín hiệu đáng mừng của việc thời trang hợp với họ xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, điều mà họ vẫn thấy thiếu là thời trang ấy chưa đi được đến cái đích là tôn vinh hình thể của họ, để thấy rằng họ được công nhận và tôn trọng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!