Người di cư đi bộ dọc theo xa lộ Huixtla ở bang Chiapas, Mexico, hướng tới Mỹ (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, ông Trump vẫn tiếp tục theo đuổi kế hoạch này và có lẽ mục tiêu sẽ khả thi hơn so với nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông - theo các chuyên gia pháp lý.
Hiến pháp Mỹ bảo đảm quyền công dân cho bất kỳ người nào sinh ra tại quốc gia này, ngay cả khi họ là con của những người nhập cư không có giấy tờ.
Tổng thống Mỹ đắc cử cho biết ông sẽ xóa bỏ quyền đó trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Và gần đây, ông Trump lại nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng ông đã lên kế hoạch tiếp tục triển khai việc này.
Mục tiêu trên xuất hiện cùng lúc với việc ông Trump có kế hoạch trục xuất hàng loạt hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ trong nhiệm kỳ thứ hai của mình - một tham vọng khiến các nhóm tự do dân sự và nhiều thành viên đảng Dân chủ phải chuẩn bị cho tình trạng hỗn loạn và biểu tình về kinh tế và pháp lý.
Tuy nhiên, nếu ông Trump cố gắng sử dụng hành động hành pháp để xóa bỏ quyền công dân theo nơi sinh, tòa án có thể sẽ bác bỏ theo điều khoản trong Tu chính án thứ 14 - theo các học giả.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (Ảnh: EPA)
Quyền công dân theo nơi sinh có từ khi Mỹ thông qua Tu chính án thứ 14 vào năm 1868 sau cuộc nội chiến Hoa Kỳ và nhằm mục đích bãi bỏ phán quyết Dred Scott, trong đó tòa án tối cao phán quyết rằng những người bị bắt làm nô lệ không phải là công dân Mỹ.
Phán quyết sửa đổi tuyên bố rằng tất cả những người sinh ra hoặc nhập tịch tại Mỹ và chịu sự quản lý của chính quyền Mỹ đều là công dân Hoa Kỳ và của bang nơi họ cư trú.
Vào năm 2018, ông Trump đã nói rằng ông có thể và sẽ sử dụng một lệnh hành pháp để chấm dứt quyền công dân đối với trẻ em sinh ra tại Mỹ từ những người không phải là công dân Mỹ. Ông cũng đã nói rằng Mỹ là quốc gia duy nhất cho phép quyền công dân theo nơi sinh, trong khi trên thực tế, nhiều quốc gia cũng cung cấp quyền tương tự.
Sau đó, ông Trump gần đây đã nói trên Meet the Press rằng ông đã không thực hiện hành động hành pháp trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình vì ông phải ưu tiên ứng phó với đại dịch COVID-19, nhưng ông sẽ làm như vậy vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ mới.
Những người ủng hộ việc xóa bỏ quyền công dân theo nơi sinh đã lập luận rằng ngôn ngữ quyền tài phán có thể loại trừ quyền công dân đối với con cái của những người nhập cư không có giấy tờ.
Để sửa đổi hiến pháp - điều chưa từng xảy ra kể từ năm 1992 tại Mỹ, việc điều chỉnh sẽ phải được Quốc hội đề xuất với đa số phiếu bầu (2/3 tại cả Hạ viện và Thượng viện) hoặc thông qua một hội nghị hiến pháp do 2/3 cơ quan lập pháp của bang triệu tập. Sau đó, cơ quan lập pháp của 3/4 số bang sẽ phải phê chuẩn.
"Đây là một rào cản thủ tục khá lớn, xét về việc giành được đa số phiếu tuyệt đối tại Quốc hội, giành được đa số phiếu tuyệt đối của các bang để phê chuẩn" - Andrew Rudalevige, giáo sư của trường Cao đẳng Bowdoin, nhận định.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!