Peru nỗ lực khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu

Ban Thời sự/TTXVN-Chủ nhật, ngày 23/01/2022 17:18 GMT+7

Thảm họa tràn dầu tại Peru. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Thảm họa động, đất sóng thần ở Tonga đã gây ra sự cố tràn dầu, khiến bờ biển ở thủ đô Lima của Peru bị nhuộm trong sắc đen của dầu và bốc mùi xú uế từ xác động vật.

Các nhân viên trong trang phục bảo hộ đang ngày đêm nỗ lực dọn dẹp hậu quả của vụ tràn dầu.

Không chỉ đe dọa đến môi trường biển, sự cố tràn dầu còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cư dân địa phương. Bộ Y tế Peru đã thiết lập các cơ sở chăm sóc y tế khẩn cấp, đồng thời cảnh báo người dân không ra bờ biển và tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật bị ảnh hưởng bởi dầu tràn.

Theo thống kê của Bộ Môi trường Peru, diện tích biển bị tác động bởi sự cố tràn dầu lên tới hơn 1,7 triệu m2 và con số này sẽ còn tăng lên.

Vụ tràn dầu xảy ra khi một tàu chở dầu đang dỡ hàng tại nhà máy lọc dầu La Pampilla của Tập đoàn dầu mỏ Repsol (Tây Ban Nha) thì gặp sóng lớn bất thường phát sinh từ thảm họa núi lửa phun tràoTonga cách đó khoảng 10.000 km.

Chính phủ Peru cho biết, vụ tràn dầu là "thảm họa sinh thái" nghiêm trọng nhất xảy ra ở Lima trong thời gian gần đây. Bộ Ngoại giao Peru đã yêu cầu Repsol phải bồi thường tổn thất do vụ tràn dầu, trong khi cơ quan công tố Peru cũng mở cuộc điều tra về vụ việc. Chủ sở hữu nhà máy lọc dầu La Pampilla có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 34,5 triệu USD.

Ngày 19/1 vừa qua, các ngư dân ở huyện duyên hải Ventanilla đã biểu tình phía ngoài nhà máy lọc dầu Pampilla đòi bồi thường tổn thất. Các ngư dân cho rằng, Repsol hành động thiếu trách nhiệm và gây ảnh hưởng đến kế sinh nhai của họ.

Ventanilla hiện có khoảng 1.500 ngư dân hoạt động với thu nhập trung bình hàng ngày rơi vào khoảng 12 - 30 USD.

La Pampilla là nhà máy lọc dầu lớn nhất của Peru, chiếm hơn nửa thị phần thị trường năng lượng nước này. Bộ Môi trường Peru cho biết, sự cố tại La Pampilla đã khiến 6.000 thùng dầu tràn ra biển, gây hại đến đời sống động vật và thực vật ở những khu vực được bảo tồn có tổng diện tích lên tới 18.000 km2 quanh các đảo và vùng đánh bắt cá.

Hiện nhà máy La Pampilla đã khoanh vùng các khu vực bị ảnh hưởng của sự cố tràn dầu với sự tham gia của các chuyên gia về môi trường. Cựu Bộ trưởng Môi trường Peru, ông Fabiola Munoz cho rằng, sẽ phải mất đến 2 năm mới có thể dọn sạch lượng dầu tràn.

Ngày 22/1, Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp về môi trường dọc khu vực bờ biển bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu. Sắc lệnh tình trạng khẩn cấp về môi trường sẽ kéo dài trong 90 ngày nhằm tăng cường sự phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan và đội, nhóm xử lý thảm họa. 

Peru nỗ lực khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu - Ảnh 1.

(Ảnh: AP)

Peru nỗ lực khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu - Ảnh 2.

(Ảnh: AP)

Peru nỗ lực khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu - Ảnh 3.

(Ảnh: AP)

Peru nỗ lực khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu - Ảnh 4.

(Ảnh: AP)

Peru nỗ lực khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu - Ảnh 5.

(Ảnh: AP)

Peru nỗ lực khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu - Ảnh 6.

(Ảnh: AP)

Peru nỗ lực khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu - Ảnh 7.

(Ảnh: AP)

Peru nỗ lực khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu - Ảnh 8.

(Ảnh: AP)

Peru nỗ lực khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu - Ảnh 9.

(Ảnh: AP)

Peru nỗ lực khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu - Ảnh 10.

Lực lượng chức năng Peru nỗ lực xử lý sự cố tràn dầu nghiêm trọng. (Ảnh: AP)


Peru ứng phó sự cố tràn dầu do tác động từ núi lửa Tonga Peru ứng phó sự cố tràn dầu do tác động từ núi lửa Tonga

VTV.vn - Thảm họa núi lửa tại Tonga gây ra sóng lớn tại nhiều bờ biển Thái Bình Dương và ảnh hưởng đến tàu chở dầu tại vùng biển Peru, gây ra sự cố tràn dầu nghiêm trọng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước