Quá trình trị vì của Nhật hoàng Akihito

Hương Chi (Trung tâm Tin tức VTV24) - Ảnh: Getty images-Thứ ba, ngày 09/08/2016 11:19 GMT+7

VTV.vn - Theo Hiến pháp Nhật Bản, mặc dù không thể can thiệp vào chính trị đất nước nhưng Nhật hoàng đóng vai trò biểu tượng, đại diện cho sự đoàn kết quốc gia.

Nếu ý định thoái vị của Nhật hoàng Akihito trở thành hiện thực, đây có thể là cú sốc tinh thần của người dân Nhật Bản bởi hình ảnh gần gũi của Nhật hoàng Akihito đã giành được sự yêu mến của người dân trong suốt gần 30 năm qua.


Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko

Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko

Nhật hoàng Akihito kế vị cha vào năm 1989. Ông được coi là người đã xoa dịu nỗi đau chiến tranh của dân Nhật sau Thế chiến II và đưa hoàng gia đến gần dân chúng hơn.


Hoàng Thái tử Akihito và Thái tử phi Michiko trong ngày cưới.

Hoàng Thái tử Akihito và Thái tử phi Michiko trong ngày cưới.

Hoàng thái tử Akihito, Thái tử phi Michiko, Thái tử Naruhito cùng Nhật hoàng Hirohito và Hoàng hậu Kojun.
Hoàng thái tử Akihito, Thái tử phi Michiko, Thái tử Naruhito cùng Nhật hoàng Hirohito và Hoàng hậu Kojun.
Nhật hoàng Akihito, Hoàng hậu Michiko và Hoàng tử Aya.
Nhật hoàng Akihito, Hoàng hậu Michiko và Hoàng tử Aya.

Trong chính cuộc hôn nhân của mình, ông cũng đã phá vỡ truyền thống hàng trăm năm để kết hôn với một người phụ nữ thường dân nay là Hoàng hậu Michiko. Nhật hoàng cùng với Hoàng hậu Michiko còn tự tay chăm sóc và nuôi dạy con cái, điều chưa từng xảy ra trong môi trường Hoàng gia.


Nhật hoàng Akihito được coi là vị Nhật hoàng của nhân dân bởi sự gần gũi và phong thái giản dị.

Nhật hoàng Akihito được coi là vị Nhật hoàng của nhân dân bởi sự gần gũi và phong thái giản dị.

Sau khi lên ngôi, ông được gọi là vị Hoàng đế của nhân dân bởi sự gần gũi dành cho người dân thường mỗi khi có dịp xuất hiện. Lòng thương yêu dân chúng của Nhật hoàng Akihito được thể hiện rõ nét nhất vào thời điểm Nhật Bản vừa trải qua thảm hoạ kép động đất sóng thần vào năm 2011. Trong bộ quần áo giản dị, ông đã ngồi trên sàn nhà để an ủi các nạn nhân, điều mà các vị Hoàng đế tiền nhiệm chưa bao giờ làm.

Những vấn đề xung quanh quá trình chuyển giao quyền lực hoàng gia

Với một ý định chưa từng có tiền lệ này, Quốc hội và Chính phủ Nhật Bản sẽ phải thảo luận về việc đưa ra một tiến trình thích hợp cho quá trình truyền ngôi.

Trước tiên, theo thứ tự kế vị, người có thể trở thành Nhật hoàng tiếp theo sẽ là Thái tử Naruhito, 56 tuổi. Tuy nhiên, theo Reuters, phe bảo thủ ở Nhật đã phản đối việc sửa đổi luật để Nhật hoàng Akihito thoái vị với lập luận có nhiều vấn đề khó khăn, từ tước vị tới những xung đột có thể phát sinh với Nhật hoàng mới.

Việc chuyển giao quyền lực trong hoàng gia là một quá trình phức tạp do có liên quan đến Hiến pháp Nhật Bản, việc sửa đổi các điều luật có thể mất vài năm. Trong thời gian tới, Chính phủ có thể sẽ tổ chức các hội thảo pháp lý với các chuyên gia để tìm ra phương thức phù hợp nhất cho việc chuyển giao quyền lực Hoàng gia.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước