Trận cháy rừng lớn nhất năm ở California “tiêu diệt” hàng chục nghìn con cá

Quỳnh Chi (Theo The Guardian)-Thứ tư, ngày 10/08/2022 06:30 GMT+7

(Ảnh: AP)

VTV.vn - Đám cháy rừng bùng cháy ở vùng hẻo lánh ở miền Bắc California khiến hàng chục nghìn con cá chết, theo một bộ lạc người Mỹ bản địa.

Bộ lạc Karuk cho biết, những con cá chết thuộc tất cả các loài cá đang sinh trưởng tại đây đã được tìm thấy vào ngày 5/8 gần Happy Camp, bang California, dọc theo dòng chính của sông Klamath.

Craig Tucker, phát ngôn viên của bộ lạc Karuk, cho biết, hiện chưa rõ chính xác nguyên nhân gây ra cái chết của cá, nhưng các nhà sinh vật học của bộ lạc tin rằng một trận lũ quét do mưa lớn gây ra trên khu vực cháy rừng đã kéo theo một dòng chảy mạnh với vô số các mảnh vụn tràn vào con sông.

Đám cháy rừng McKinney, vụ cháy nghiêm trọng nhất trong mùa cháy rừng trong năm nay ở bang California, đã bùng phát ở phía Nam sát biên giới với bang Oregon và diễn ra trong nhiều ngày, thiêu rụi diện tích hơn 90 dặm vuông. Tuần này, ngọn lửa đã quét sạch ngôi làng xinh đẹp trên sông Klamath với 200 cư dân, khiến 4 người tử vong và biến hầu hết các ngôi nhà và cơ sở kinh doanh thành tro.

Hiện tại, bộ lạc địa phương này đang khảo sát mức thiệt hại đến môi trường. Bộ lạc Karuk đang làm việc với Yurok, một bộ tộc khác ở phía Bắc bang California, các cơ quan liên bang và tiểu bang để tiếp cận khu vực cháy và hiểu rõ hơn về những gì đã xảy ra với đàn cá và mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Hiện vẫn chưa rõ liệu cá chết cục bộ hay thực trạng này sẽ lan rộng trên toàn con sông.

Trận cháy rừng lớn nhất năm ở California “tiêu diệt” hàng chục nghìn con cá - Ảnh 1.

Đám cháy McKinney bùng cháy tại khui vực Rừng quốc gia Klamath, bang California, ngày 30/7/2022. (Ảnh" AP)

Một bức ảnh do bộ lạc Karuk được chụp ở vị trí khoảng 20 dặm (32 km) về phía hạ lưu từ trận lũ quét ở nhánh sông Seiad Creek cho thấy, rất nhiều con cá chết ngổn ngang, nằm phơi bụng dưới những que, gậy và các mảnh vụn khác trong làn nước nâu dày dọc theo bờ sông.

Các nhà khoa học cho biết, biến đổi khí hậu đã khiến miền Tây nước Mỹ ấm hơn và khô hơn trong 3 thập kỷ qua và sẽ tiếp tục làm cho thời tiết khắc nghiệt hơn, cháy rừng diễn ra thường xuyên hơn và mang tính hủy diệt. Trên khắp miền Tây nước Mỹ, một trận siêu hạn hán kéo dài kỷ lục trong 22 năm qua đã diễn ra, đến mức vào năm 2021, khu vực này ở trong đợt khô hạn nhất trong ít nhất 1.200 năm.

Khi mới bùng phát bắt đầu, đám cháy McKinney chỉ thiêu rụi vài trăm mẫu Anh và các nhân viên cứu hỏa nghĩ rằng họ sẽ nhanh chóng kiểm soát được nó. Tuy nhiên, giông bão ập đến với những cơn gió dữ dội và chỉ trong vài giờ, McKinney đã lan rộng thành một đám cháy không thể ngăn chặn.

Ngọn lửa đã được kiểm soát 30% vào ngày 5/8.

Việc cá chết là một đòn giáng mạnh đối với bộ tộc Karuk và Yurok, những bộ tộc đã nỗ lực trong nhiều năm qua để bảo vệ quần thể cá hồi ở sông Klamath. Cá hồi là loài cá được bộ tộc Karuk và bộ lạc Yurok, bộ tộc người Mỹ bản địa lớn thứ hai ở bang California, tôn kính.

Loài cá có nguy cơ tuyệt chủng này đã phải hứng chịu mực nước xuống thấp ở sông Klamath trong những năm gần đây. Và một loại ký sinh trùng gây chết cá hồi đã phát triển mạnh mẽ trong vùng nước ấm hơn, di chuyển chậm hơn vào mùa hè năm 2021, khiến cá chết với số lượng lớn.

Sau nhiều năm đàm phán, 4 con đập ở hạ lưu sông Klamath, đã cản trở việc di cư của cá hồi, đang trong quá trình được dỡ bỏ vào năm 2023. Đây là một trong những dự án phá đập lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ với nỗ lực giúp phục hồi quần thể cá hồi tại đây.

Cháy rừng bùng phát nhanh ở Bắc California, hàng nghìn cư dân phải sơ tán Cháy rừng bùng phát nhanh ở Bắc California, hàng nghìn cư dân phải sơ tán Cháy rừng dữ dội ở California mở rộng phạm vi gấp 62 lần trong đêm Cháy rừng dữ dội ở California mở rộng phạm vi gấp 62 lần trong đêm Hàng nghìn người phải sơ tán trong đám cháy rừng lớn nhất năm ở California Hàng nghìn người phải sơ tán trong đám cháy rừng lớn nhất năm ở California

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước