Trưng bày các mẫu vật từ mặt tối của Mặt trăng

Quỳnh Chi (T/h)-Thứ năm, ngày 14/11/2024 20:47 GMT+7

Tàu vũ trụ Hằng Nga 6 của Trung Quốc đã thu thập được các mẫu vật từ phần tối của Mặt trăng và rời khỏi bề mặt hành tinh này vào ngày 4/6 (Ảnh: Tân Hoa Xã)

VTV.vn - Các mẫu đất Mặt trăng được mang về từ sứ mệnh Thường Nga-6 của Trung Quốc từ mặt tối của Mặt trăng, đang được trưng bày tại Triển lãm hàng không Chu Hải.

Triễn lãm diễn ra tại thành phố Chu Hải - miền Nam Trung Quốc - từ ngày 12/11 đến ngày 17 /11.

Trước đó, vào ngày 4/6, tàu Hằng Nga 6 của Trung Quốc đã rời bề mặt Mặt trăng, mang theo các mẫu vật thu thập được từ phần tối của hành tinh này. Sứ mệnh Thường Nga-6 của Trung Quốc đã thu thập được gần 2 kg mẫu vật chất từ mặt tối của Mặt trăng.

Đây là thành tựu chưa từng có trong lịch sử khám phá Mặt trăng của loài người. Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết tàu lấy mẫu vật đã đi vào quỹ đạo được thiết lập sẵn quanh Mặt trăng.

Địa điểm lấy mẫu của sứ mệnh thăm dò nằm ở lưu vực Nam Cực - Aitken, lưu vực va chạm sâu nhất và lâu đời nhất ở phía xa của Mặt trăng. Tàu vũ trụ Thường Nga-6, dù và bình chứa mẫu vật cũng được trưng bày tại sự kiện, cho phép công chúng tận mắt chứng kiến những hiện vật giá trị liên quan đến sự phát triển của ngành công nghiệp vũ trụ Trung Quốc.

Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc cho biết thêm các thiết bị hỗ trợ tàu lấy mẫu như camera hạ cánh, camera toàn cảnh, máy dò cấu trúc đất Mặt trăng và máy phân tích khoáng chất Mặt trăng đều hoạt động tốt và thực hiện các hoạt động khoa học theo kế hoạch.

Theo các nghiên cứu, những mẫu vật từ sứ mệnh Hằng Nga 6 "có thể là kết quả của sự pha trộn giữa đất Mặt trăng trưởng thành với các vật liệu mới bị đẩy ra" do có các hố va chạm mới xung quanh địa điểm tàu hạ cánh. Các mẫu vật ở phía xa Mặt trăng chứa nhiều hạt màu sáng hơn đáng kể như thủy tinh và fenspat, so với các mẫu vật của sứ mệnh Hằng Nga 5 ở phía gần.

Bên cạnh đó, vật liệu này có thể bị bắn ra từ bề mặt Mặt trăng do các vụ va chạm thiên thạch hoặc hiện tượng núi lửa. Các mẫu vật mới cũng có mật độ thấp hơn, nghĩa là "lỏng và xốp hơn so với các loại đất Mặt trăng trước đây".

Phân tích địa hóa các mẫu vật từ Mặt trăng của Hằng Nga 6 cho thấy nồng độ các nguyên tố vi lượng như thorium, uranium và kali của chúng khác biệt đáng kể so với các mẫu thu được từ các sứ mệnh Apollo và sứ mệnh Hằng Nga 5. Các mẫu vật mới không chỉ chứa đá bazan ghi lại lịch sử hoạt động của núi lửa trên Mặt trăng mà còn chứa cả vật liệu phi bazan từ các khu vực khác.

Trung Quốc công bố kết quả nghiên cứu mẫu vật thu thập từ vùng tối Mặt trăng Trung Quốc công bố kết quả nghiên cứu mẫu vật thu thập từ vùng tối Mặt trăng

VTV.vn - Trung Quốc lần đầu tiên công bố kết quả nghiên cứu về các mẫu đất thu thập từ vùng tối của Mặt trăng trong sứ mệnh Hằng Nga 6 (Chang'e-6).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước