Nhà máy điện hạt nhân Barakah của Abu Dhabi dự kiến sẽ sản xuất 40 teraWatt giờ điện mỗi năm sau khi lò phản ứng thứ 4 và cũng là lò phản ứng cuối cùng đi vào hoạt động thương mại - Tập đoàn năng lượng hạt nhân Emirates (ENEC) thuộc sở hữu nhà nước của UAE cho biết trong một tuyên bố hôm 5/9.
Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA, nhà máy này sẽ phải tháo dỡ khi hết thời hạn sử dụng trong khoảng 60 - 80 năm nữa.
UAE - bao gồm 7 tiểu vương quốc, thủ đô Abu Dhabi và trung tâm kinh tế Dubai - là một trong những quốc gia sản xuất dầu lớn nhất trong liên minh OPEC. Quốc gia này chủ yếu phát triển dựa trên dầu mỏ nhưng đang chi hàng tỷ USD để tạo ra đủ năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng một nửa nhu cầu của mình vào năm 2050.
Năm 2023, UAE đã tổ chức các cuộc đàm phán về khí hậu COP28 của Liên hợp quốc, dẫn đến một thỏa thuận "chuyển đổi" tiến tới loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.
UAE nằm bên kia Vịnh Ba Tư, về phía Nam Iran, sở hữu một nhà máy điện hạt nhân do Nga xây dựng bên ngoài thành phố ven biển Bushehr, cũng như một chương trình làm giàu uranium gây tranh cãi. UAE đã nhiều lần tuyên bố tham vọng hạt nhân của mình là vì "mục đích hòa bình" và loại trừ việc phát triển bất kỳ chương trình làm giàu uranium hoặc công nghệ tái chế hạt nhân nào. Quốc gia này sử dụng các nhà máy chạy bằng khí đốt cho phần lớn nhu cầu điện của mình nhưng cũng có một trong những nhà máy điện Mặt trời lớn nhất thế giới bên ngoài Abu Dhabi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!