Việc đấu tranh cho sự an toàn của các đối tượng dễ bị tổn thương trước các hành vi bạo lực thực tế là cả một quá trình, chứ không thể chỉ diễn ra trong 1 ngày 25/11 mỗi năm.
Sylvia, Dalila, Aminata, Julie… những cái tên của những nạn nhân được cho là đã bị sát hại vì bạo hành gia đình được các nhà vận động nhân quyền dán lên góc phố, tường nhà trong khu vực các nạn nhân từng sống.
Những cái chết này xảy ra sau khi các đơn kiện bị cảnh sát coi nhẹ. Lời kêu cứu của nhiều người không được đánh giá một cách nghiêm túc. 130 cái chết trong năm 2018.
Trong một cuộc khảo sát của EU, 26% phụ nữ Pháp bị bạo hành ít nhất 1 lần, từ năm 15 tuổi, cả về thể chất hoặc tinh thần.
Bộ Nội vụ Pháp buộc phải hành động. Một gói các biện pháp sẽ được ban hành để bảo vệ phụ nữ và trẻ em, trong đó có việc ưu tiên đào tạo lực lượng cảnh sát, phản ứng thích hợp với các vụ bạo hành và chính thức công nhận bạo hành tinh thần.
2 năm trước, 80% đơn khiếu nại bạo hành sẽ được chốt hồ sơ như là các cặp đôi tranh cãi hoặc là đang trải qua giai đoạn tình cảm khó khăn. Nhưng giờ đây, nạn bạo hành đã được chính phủ Pháp lên án là một sự hổ thẹn của toàn quốc gia, cùng với đó là một loạt biện pháp để bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!