Viết chữ đầu năm - nét văn hóa đặc trưng của người dân Nhật Bản

Long Nguyễn (Phóng viên THVN tại Nhật Bản)-Thứ ba, ngày 04/01/2022 07:00 GMT+7

VTV.vn - Viết chữ đầu năm (Kakizome) là một trong những phong tục rất lâu đời và trở thành nét văn hóa đặc trưng của người dân Nhật Bản trong những ngày đầu năm mới.

Phong tục phổ biến này của người Nhật Bản thường được tổ chức vào ngày 2/1 hàng năm. Dưới thời phong kiến, phong tục viết chữ chỉ dành cho các thành viên Hoàng tộc, sau đó mới lan rộng và trở thành một phong tục của người dân khi bước sang đầu năm mới. 

Theo truyền thống, khi viết chữ đầu năm họ sẽ dùng nước sạch được lấy từ giếng lên, sau đó mài mực và dùng bút lông để viết lên những điều mà bản thân mong muốn, những mục tiêu sẽ thực hiện trong một năm mới.

Viết chữ đầu năm - nét văn hóa đặc trưng của người dân Nhật Bản - Ảnh 1.

Em Toshiro - Thành phố Kyoto, Nhật Bản cho biết: "Vì năm nay em sẽ có thi vào cấp 3, nên em viết chữ này và muốn mình sẽ thi đậu kỳ thi".

Những chữ được viết vào dịp đầu năm mới thường thể hiện ý chí mạnh mẽ hay mang nghĩa tươi sáng. Sau khi viết xong, người Nhật sẽ treo tác phẩm của mình lên tường ở vị trí trang trọng trong nhà với mong ước, hy vọng những điều được viết sẽ trở thành hiện thực. Đến ngày 15/1 hàng năm, bản viết sẽ được đem lên chùa để đốt với niềm tin rằng lửa đốt càng cháy cao bao nhiêu thì ý chí mà người viết gửi gắm vào chữ đó càng mạnh bấy nhiêu.

Nghệ thuật gấp giấy Origami: Biểu tượng văn hóa của Nhật Bản Nghệ thuật gấp giấy Origami: Biểu tượng văn hóa của Nhật Bản

VTV.vn - Một truyền thuyết cổ của Nhật Bản nói rằng nếu ai gấp được 1.000 con hạc giấy, người đó sẽ có được một điều ước. Ẩn sau đó là nét văn hóa, một bộ môn nghệ thuật độc đáo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước