WOAH kêu gọi tiêm phòng cúm gia cầm để tránh đại dịch bùng phát

Quỳnh Chi (Theo Hindustan News Hub)-Thứ hai, ngày 22/05/2023 05:59 GMT+7

(Ảnh minh họa: The Poultry Site)

VTV.vn - Các chính phủ nên cho tiêm phòng để tránh đợt dịch cúm gia cầm mới, vốn đã giết chết hàng trăm triệu con chim, động vật có vú bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới, bùng phát.

Người đứng đầu Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) khuyến cáo.

Mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch cúm gia cầm hiện nay và những thiệt hại về người và kinh tế mà dịch bệnh gây ra đã khiến các chính phủ phải xem xét lại việc tiêm phòng cho gia cầm. Tuy nhiên, một số nước, chẳng hạn như Mỹ, vẫn triển khai việc tiêm phòng chủ yếu theo yêu cầu của các biện pháp kiềm chế thương mại.

"Chúng ta đang thoát khỏi cuộc khủng hoảng COVID-19, nơi mọi quốc gia đều nhận ra giả thuyết về đại dịch là có thật", Tổng Giám đốc WOAH Monique Eloit nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn. "Vì hầu hết mọi quốc gia có thương mại quốc tế đều đã ghi nhận trường hợp bị nhiễm cúm gia cầm, có lẽ đã đến lúc thảo luận về việc tiêm phòng, bên cạnh việc tiêu hủy có hệ thống vẫn là công cụ chính (để kiểm soát dịch bệnh)".

WOAH sẽ tổ chức một phiên họp chung kéo dài 5 ngày từ ngày 21/5, trong đó tập trung vào việc kiểm soát toàn cầu đối với cúm gia cầm độc lực cao, hay HPAI.

WOAH kêu gọi tiêm phòng cúm gia cầm để tránh đại dịch bùng phát - Ảnh 1.

Tổng Giám đốc WOAH Monique Eloit. (Ảnh: Reuters)

Một cuộc khảo sát của WOAH cho thấy, chỉ 25% các quốc gia thành viên chấp nhận nhập khẩu các sản phẩm từ gia cầm đã được tiêm phòng cúm gia cầm độc lực cao.

27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu đã thống nhất vào năm 2022 về việc thực hiện chiến lược tiêm vaccine cúm gia cầm. Pháp sẽ là quốc gia tiên phòng, bắt đầu tiêm vaccine cho vịt vào mùa thu này.

Bà Eloit cho biết: "Nếu EU, vốn là một nhà xuất khẩu lớn, bắt đầu đi theo hướng đó, nó sẽ có tác động lan tỏa".

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khẳng định, "vì lợi ích của việc không bỏ sót trở ngại nào trong cuộc chiến chống lại cúm gia cầm độc lực cao, USDA tiếp tục nghiên cứu các lựa chọn vaccine tiềm năng có thể bảo vệ gia cầm khỏi mối đe dọa dai dẳng này".

Tuy nhiên, USDA vẫn coi các biện pháp an toàn sinh học là công cụ hiệu quả nhất để giảm thiểu bùng phát virus cúm trong đàn gia cầm thương mại.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, nguy cơ đối với con người do cúm gia cầm là thấp nhưng các quốc gia vẫn phải chuẩn bị cho bất kỳ sự thay đổi nào.

Theo bà Eloit, việc tiêm phòng nên tập trung vào gia cầm thả rông, chủ yếu là vịt, vì cúm gia cầm lây truyền từ các loài chim hoang dã di cư bị nhiễm bệnh.

Chủng H5N1 phổ biến trong đợt bùng phát cúm gia cầm độc lực cao hiện nay đã được phát hiện ở một số lượng lớn động vật có vú khác và giết chết hàng nghìn con, bao gồm sư tử biển, cáo, rái cá và mèo.

Brazil xác nhận trường hợp nhiễm cúm gia cầm đầu tiên ở chim hoang dã Brazil xác nhận trường hợp nhiễm cúm gia cầm đầu tiên ở chim hoang dã Ca nhiễm cúm gia cầm đầu tiên ở người tại Chile Ca nhiễm cúm gia cầm đầu tiên ở người tại Chile Trường hợp đầu tiên tử vong vì cúm gia cầm H3N8 tại Trung Quốc Trường hợp đầu tiên tử vong vì cúm gia cầm H3N8 tại Trung Quốc

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước