Xung đột Nga - Ukraine: Gây tổn thất về người và của, khủng hoảng đa tầng trên phạm vi toàn cầu

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 24/02/2023 20:25 GMT+7

VTV.vn - Chúng ta hãy cùng nhìn lại một năm cuộc xung đột vũ trang lớn nhất tại châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Sau một năm chiến sự, xung đột Nga - Ukraine còn là biến cố bất ngờ thay đổi đột ngột cấu trúc an ninh toàn cầu. 

Tháng 2/2022, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz vẫn hy vọng thuyết phục được Tổng thống Nga Vladimir Putin rút quân dọc biên giới Ukraine. Ngày 8/2, ông Macron đã tới Moscow gặp Tổng thống Nga.

Tổng thống Macron phát biểu tại Moscow, Liên bang Nga: "Tôi rất vui vì có dịp thảo luận chi tiết và cùng nhau tìm kiếm giải pháp hữu ích chung, cho cả Nga và các nước châu Âu".

Một tuần sau, tới lượt ông Scholz sang Nga. Vào thời điểm đó, Thủ tướng Đức vẫn đánh giá cao vai trò của Nga đối với an ninh châu Âu.

Tại Moscow, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói: "Đối với Đức cũng như đối với tất cả châu Âu, rõ ràng là không thể đạt được an ninh bền vững nếu không hợp tác với nước Nga. Tất cả chúng tôi đều đồng ý về điều đó, trong NATO cũng như Liên minh châu Âu, và do đó có thể tìm ra giải pháp".

Tuy nhiên, các nỗ lực ngoại giao đã không thành công. Ngày 24/2/2022, các nước châu Âu choáng váng.

Xung đột Nga - Ukraine: Gây tổn thất về người và của, khủng hoảng đa tầng trên phạm vi toàn cầu - Ảnh 1.

Mức độ thiệt hại do cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine là vô cùng lớn và vẫn đang gia tăng. (Ảnh: CNN)

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố vào ngày 24/2/2022: "Tôi quyết định tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt. Chúng ta sẽ cố gắng phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine".

Mặc dù điều tồi tệ nhất đã xảy ra, phía châu Âu vẫn chưa hết hy vọng đàm phán.

Ngày 25/2/2022, tại Hội đồng châu Âu, Tổng thống Pháp nhận định: "Chúng ta lên án và trừng phạt, nhưng sẽ tiếp tục nỗ lực đối thoại với nước Nga, để khi các điều kiện được đáp ứng, có thể nhanh chóng chấm dứt xung đột tại Ukraine".

Một năm trôi qua. lãnh đạo châu Âu đã thay đổi hoàn toàn quan điểm. Chiến sự chưa có lối thoát. Đàm phán được cho là không còn hiệu quả. Triệt hạ ngân sách quân sự của Nga và củng cố sức mạnh phòng thủ cho Ukraine được lựa chọn.

Ngày 17/2/2023, tại Hội nghị An ninh Munich, Thủ tướng Đức Scholz cho biết: "Cung cấp vũ khí cho Ukraine không làm cho chiến sự kéo dài mà ngược lại. Tổng thống Putin càng sớm nhận ra rằng sẽ không thể đạt được mục tiêu mà ông ấy mong muốn, cơ hội kết thúc chiến tranh càng tới sớm".

Chiến cuộc Ukraine đã làm xáo trộn cấu trúc an ninh châu Âu. Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO. Các nước châu Âu tăng vọt ngân sách quân sự, nỗ lực tăng cường hệ thống phòng không, tìm cách tự chủ về chip bán dẫn và năng lượng. Liên minh châu Âu "bừng tỉnh" sau gần 80 năm sống trong hòa bình.

Ngày 17/2/2023, tại Hội nghị An ninh Munich, Thủ tướng Đức Scholz cho biết: "Cung cấp vũ khí cho Ukraine không làm cho chiến sự kéo dài mà ngược lại. Tổng thống Putin càng sớm nhận ra rằng sẽ không thể đạt được mục tiêu mà ông ấy mong muốn, cơ hội kết thúc chiến tranh càng tới sớm".

Chiến cuộc Ukraine đã làm xáo trộn cấu trúc an ninh châu Âu. Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO. Các nước châu Âu tăng vọt ngân sách quân sự, nỗ lực tăng cường hệ thống phòng không, tìm cách tự chủ về chip bán dẫn và năng lượng. Liên minh châu Âu "bừng tỉnh" sau gần 80 năm sống trong hòa bình.

Đêm 23/2 (theo giờ Việt Nam), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tiến hành bỏ phiếu cho dự thảo nghị quyết về "Các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc về Hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài tại Ukraine". Với 141 phiếu thuận, 7 phiếu chống, 32 phiếu trắng, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết không mang tính ràng buộc pháp lý nhằm kêu gọi chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres bày tỏ lo ngại, cuộc xung đột làm gia tăng bất ổn khu vực, căng thẳng và chia rẽ toàn cầu. Nó cũng làm giảm nguồn lực dành cho việc xử lý những cuộc khủng hoảng và các vấn đề toàn cầu cấp bách khác. Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các bên hợp tác để tìm giải pháp hòa bình thực chất, lâu dài dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Xung đột Nga - Ukraine: Gây tổn thất về người và của, khủng hoảng đa tầng trên phạm vi toàn cầu - Ảnh 3.

Hàng triệu người ở Ukraine đã phải đi sơ tán. (Ảnh: AP)

Vào dịp tròn một năm diễn ra cuộc xung đột, các nước phương Tây dồn dập thể hiện sự ủng hộ Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bí mật và mạo hiểm đến Kiev. Sự có mặt của ông Biden tại Kiev còn hơn cả lời cam kết về quyết tâm của phương Tây hỗ trợ cho Ukraine.

Về phía Nga, trong một năm qua, dù bị vây hãm nặng nề về kinh tế nhưng nền kinh tế nước này cũng chỉ giảm 3% trong năm 2022. Nước Nga đã phải huy động các nguồn lực rất lớn cho chiến dịch đặc biệt, nhưng theo Tổng thống Putin,  nước Nga không bị "đánh bại Nga trên mặt trận kinh tế" và sẽ quyết định từng bước các nhiệm vụ của chiến dịch quân sự đặc biệt.

Giới phân tích Nga nhận định, chiến dịch quân sự sẽ có thể bước vào giai đoạn căng thẳng hơn. Trong Thông điệp liên bang ngày 21/2 vừa qua, Tổng thống Putin đã cảnh báo về trường hợp mở rộng chiến dịch quân sự ở Ukraine. Đó là nếu phương Tây quyết định cung cấp cho Ukraine vũ khí hiện đại tầm xa hơn, Nga sẽ phải đẩy lùi mối đe dọa này ra xa biên giới hơn nữa. Việc Nga tuyên bố ngừng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân New START cũng là một tín hiệu rõ ràng đến Mỹ và phương Tây. 

Cũng từ Thông điệp Liên bang, có thể thấy Nga quyết tâm rằng xung đột Ukraine sẽ phải được giải quyết không phải với điều kiện của phương Tây mà điều kiện của Nga. Với những động thái cứng rắn của Nga và trong tình thế phương Tây tiếp tục đẩy căng thẳng xung đột lên cao, khó nhìn thấy khả năng để cuộc chiến dừng lại.

Nghị quyết Liên hợp quốc về xung đột Nga - Ukraine Nghị quyết Liên hợp quốc về xung đột Nga - Ukraine Tròn 1 năm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt, Ukraine chịu thiệt hại nặng nề Tròn 1 năm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt, Ukraine chịu thiệt hại nặng nề Nga: Phương Tây cần có thiện chí đàm phán để chấm dứt xung đột Ukraine Nga: Phương Tây cần có thiện chí đàm phán để chấm dứt xung đột Ukraine


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước