Nhiều cơ hội cho ca cao Việt Nam "hướng ra biển lớn"

Duy Ly-Thứ hai, ngày 02/12/2013 14:44 GMT+7

Gần đây, nhu cầu ca cao trên thế giới tăng mạnh trong khi nguồn cung từ các nước sản xuất cao cao chính thức lại giảm. Đây là thời điểm thuận lợi để Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tiềm năng cung cấp ca cao chất lượng cho thế giới.

Theo phân tích tại diễn đàn phát triển ca cao thế giới mới diễn ra tại Việt Nam, mặc dù các nước ở Tây Phi đang dẫn đầu về sản lượng ca cao toàn cầu (chiếm hơn 70%), Indonesia đứng thứ 3 nhưng do yếu tố biến đổi khí hậu đã làm cho sản lượng tại quốc gia này đang bị giảm sút. Chất lượng ca cao không đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khi EU liên tiếp phát hiện các hàm lượng hóa học luôn vượt mức cho phép.

Bên cạnh đó, các yếu tố bất ổn về chính trị khiến các nhà thu mua lớn như Ecom, Mars, Cargill, Starbucks, Olam và Puratos Grand-Place bắt đầu tìm kiếm những thị trường khác có thể phát triển ca cao nguyên liệu, trong đó có Việt Nam.

Bà Cho Fay Fay, Giám đốc Mars khu vực Châu Á cho biết: “Chúng tôi quan tâm đến Việt Nam vì nhận thấy nước bạn đang có nhiều tiềm năng nhưng chưa khai thác hết, so với một số nước khác trong khu vực thì chất lượng ca cao của Việt Nam rất tốt”.

‘ Sản lượng ca cao Việt Nam khoảng 5.000 tấn/năm

Các nhà thu mua lớn của thế giới cho rằng, nếu được quan tâm đầu tư đúng mức thì ngành cao cao của Việt Nam sẽ phát triển không thua kém ngành cà phê hiện tại. Cơ hội đang mở ra khi thế giới đã có dự báo sản lượng tại các quốc gia Tây Phi sẽ giảm mạnh, riêng Indonesia có thể tiếp tục bị giảm hơn 20% sản lượng trong niên vụ 2014 và nước này sẽ phải nhập khẩu khoảng 100.000 tấn ca cao trong năm tới.

Với dự án Công – tư về hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam do Chính phủ Hà Lan và các tổ chức quốc tế tài trợ gần 1,4 triệu euros, thời điểm này, ngành nông nghiệp Việt Nam đã mở rộng đầu tư và phát triển cây ca cao tại các tỉnh ĐBSCL, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 100.000ha với sản lượng khoảng 100.000 tấn hạt khô/năm.

Theo nhiều chuyên gia quốc tế, ngành ca cao Việt Nam phải có chiến lược phát triển mạnh mẽ hơn nữa vì con số này là quá nhỏ so với tổng lượng ca cao trên thế giới, khoảng trên 3,4 triệu tấn/năm và dự báo năm 2020, thế giới sẽ thiếu khoảng 1 triệu tấn ca cao do nhu cầu sử dụng cao, đặc biệt là ở châu Á.

Mặc dù sản lượng ca cao của Việt Nam chỉ khoảng 5.000 tấn/năm, thế nhưng với thổ nhưỡng, khí hậu cùng với việc có mặt của nhiều nhà máy của các tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam, các nhà thu mua đều kỳ vọng ca cao Việt Nam tương lai sẽ thay thế dần hạt ca cao các nước châu Phi, vốn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu chính cho việc chế biến các sản phẩm chocolat cho thị trường châu Á - Thái Bình Dương. Vấn đề còn lại là Việt Nam sẽ có giải pháp như thế nào để đón cơ hội này.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước