Với ý nghĩa cao cả này, lễ Vu Lan ngày càng được nhiều bạn trẻ trân trọng. Lễ Vu Lan còn được xem là lễ hội tình người. Theo thời gian, dịp lễ này càng được người Việt coi trọng hơn. Ảnh: Vnexpress
Một số người vẫn mặc trời mưa ướt, đứng thực hiện lễ ngoài sân xong mới vào trú. Theo sư Quang Thanh (chùa Tảo Sách), lễ Vu Lan mang ý nghĩa tri ân: Với đất nước là ghi nhớ công ơn các vị anh hùng, liệt sĩ, vì quốc vong thân; trong gia đình là ghi nhớ công ơn tổ tiên, cha mẹ. Ảnh: Vnexpress
Ngay từ sáng sớm hàng nghìn người dân, Phật tử đã có mặt tại Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc (Long Biên, Hà Nội) để dự Đại lễ Vu lan báo hiếu. Ảnh: Vnexpress
Ai cũng tâm niệm một điều: "Có cha, có mẹ cuộc đời như ngập tràn niềm vui và hạnh phúc. Mất cha, mất mẹ là mất cả bầu trời, mất đi điểm tựa bình yên và mất đi nơi bến bờ hạnh phúc". Ảnh: Vnexpress
Nước mắt lăn dài trên mặt những bạn trẻ...cũng như những người đã làm bà, làm mẹ. Ảnh: Vnexpress
Toàn thể đại chúng trang nghiêm thành kính. Ảnh: Vnexpress
Phần nghi lễ kéo dài hơn một giờ để cùng đọc lại những lời dạy của Đức Phật về chữ Hiếu... Ảnh: Vnexpress
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ / Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha / Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ /Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha. Ảnh: Vnexpress
Số lượng Phật tử đến dự lễ quá đông nên nhiều người phải đứng bên ngoài hành lang và dưới sân. Ảnh: Vnexpress
Trên nhiều góc phố của thủ đô Hà Nội, không khó để gặp những mâm cỗ cúng chúng sinh của người dân. Ảnh: VOV
Sau khi cúng xong, việc tiếp theo là hóa vàng, "gửi" đồ cho người cõi âm. Ảnh: VOV
Phật tử đọc kinh Vu Lan báo hiếu tại chùa Trấn Quốc. Ảnh: VOV
Đồ lễ của người dân, phật tử được sắp đầy các ban thờ. Ảnh: VOV
Người dân hóa vàng mã gửi người đã khuất. Ảnh: VOV