Những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua (26/10 - 1/11)

PV-Chủ nhật, ngày 01/11/2015 06:00 GMT+7

Các ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn trở thành đống đổ nát ở Bajaur, Pakistan. (Ảnh: Reuters)

VTV.vn - Động đất tại Nam Á, Hội nghị quốc tế mở rộng về Syria ra tuyên bố chung và Tai nạn máy bay Nga rơi tại Ai Cập là các sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua (26/10 - 1/11).

1. Động đất rung chuyển Nam Á, hàng trăm người thiệt mạng

Chiều 26/10, một trận động đất mạnh gần 8 độ richter đã làm rung chuyển Afghanistan và gây ảnh hưởng tới Ấn Độ và Pakistan.

Sau đó, truyền thông địa phương tại Pakistan đưa tin, số người thiệt mạng tại khu vực Tây Bắc nước này đã lên tới 270 người và hơn 2.000 người bị thương.

Tại Afghanistan, Tổng thống Ashraf Ghani cho biết, con số thương vong đã tăng lên 115 người thiệt mạng và 538 người bị thương. Con số này được dự đoán là sẽ còn tiếp tục tăng trong những giờ tới, khi lực lượng cứu hộ vẫn chưa thể tiếp cận nhiều khu vực hẻo lánh.

Trong lúc các nước trong khu vực Nam Á đang huy động mọi nguồn lực để tiến hành cứu hộ, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết, vào tối 27/10, một trận động đất mạnh 5,1 độ richter đã xảy ra cách thành phố Khuda (Pakistan) 67 km. Văn phòng Khí tượng Pakistan cho biết, sau động đất, đã có hơn 20 dư chấn tại cùng khu vực.

Động đất mạnh 7,5 độ Richter tại Afghanistan Động đất mạnh 7,5 độ Richter tại Afghanistan

VTV.vn - Một trận động đất 7,5 độ Richte đã xảy ra tại khu vực Đông Bắc Afghanistan, tạo ra những dư chấn có thể cảm nhận được ở cả những quốc gia láng giềng như Ấn Độ, Pakistan.

2. Hội nghị quốc tế mở rộng về Syria ra tuyên bố chung

Ngày 30/10, Mỹ, Nga, Iran và 14 nước khác tham gia Hội nghị quốc tế mở rộng về Syria tại thủ đô Vienna của Áo đã kêu gọi về một lệnh ngừng bắn trên toàn quốc tại Syria, nối lại cuộc đàm phán do LHQ làm trung gian giữa chính quyền Damascus và phe đối lập cũng như tiến hành các cuộc bầu cử mới.

Trong tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị ở Vienna, các bên tham gia khẳng định "những bất đồng lớn vẫn tồn tại", song nhất trí "cần phải đẩy nhanh các nỗ lực ngoại giao để chấm dứt cuộc chiến" ở Syria. Theo tuyên bố, các nước tham gia đàm phán đã đề nghị LHQ tập hợp các đại diện của chính quyền Syria và phe đối lập nhằm khởi động "một tiến trình chính trị dẫn đến một chính quyền đáng tin cậy, đa đại diện, phi giáo phái, sau đó là một bản hiến pháp mới và các cuộc bầu cử".

Phát biểu tại buổi họp báo sau hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết ông cùng 2 người đồng cấp của Iran và Nga đã "thừa nhận về sự bất đồng" liên quan đến số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Theo ông Kerry, Washington tiếp tục tin rằng việc Assad từ bỏ quyền lực sẽ góp phần mở đường cho một thỏa thuận nhằm chấm dứt nội chiến Syria và giúp đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ông Kerry khẳng định Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif phản đối quan điểm này, song cả 3 sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau để theo đuổi một giải pháp chính trị.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh cuộc đàm phán ngày 30/10 về khủng hoảng Syria đã không thể đạt được thỏa thuận liên quan đến số phận của ông Assad, đồng thời bày tỏ hy vọng người dân Syria sẽ quyết định tương lai của nhà lãnh đạo này. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết đã không có bước đột phá nào đạt được nhưng thực tế các bên cũng không đặt nhiều kỳ vọng cho hội nghị lần này. Theo ông Steinmeier, đàm phán sẽ được nối lại trong 2 tuần tới. Các bên sẽ tập trung thảo luận việc thiết lập chính phủ chuyển tiếp, tiến hành những cuộc bầu cử mới và thực thi các lệnh ngừng bắn toàn quốc hay khu vực nhằm chấm dứt nội chiến ở Syria.

Trước khi hội nghị diễn ra, giới phân tích cũng đã nhìn thấy trước khả năng cuộc họp không đưa đến kết quả mang tính quyết định do sự khác biệt quan điểm giữa các bên là quá lớn.

Tuy nhiên, cuộc họp vẫn được ghi nhận là một bước tiến khi tập hợp quanh bàn đàm phán các bên có quan điểm đối lập nhau. Trên thực tế, Iran - đồng minh thân cận của chính quyền Bashar al-Assad, cũng đã lần đầu tiên được mời tham dự Hội nghị.

Hội nghị quốc tế mở rộng về Syria ra tuyên bố chung dù không có đột phá Hội nghị quốc tế mở rộng về Syria ra tuyên bố chung dù không có đột phá

VTV.vn -Trong tuyên bố chung, các bên tham gia khẳng định "những bất đồng lớn vẫn tồn tại", song nhất trí "cần phải đẩy nhanh các nỗ lực ngoại giao để chấm dứt cuộc chiến" ở Syria.

3. Trung Quốc chấm dứt chính sách một con

Lần đầu tiên kể từ năm 1979, Trung Quốc sẽ cho phép tất cả các cặp vợ chồng được có hai con.

Đây là quyết định quan trọng được đưa ra sau 4 ngày làm việc của Hội nghị Trung ương 5 khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc. Quyết định này cũng đồng thời chấm dứt chính sách một con đã tồn tại trong suốt hơn 30 năm qua của đất nước này.

Tân Hoa Xã trích thông cáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết: Trung Quốc sẽ triển khai toàn diện chính sách cho phép các cặp vợ chồng có hai con như là một biện pháp ứng phó chủ động đối với tình trạng già hóa dân số. Tuy nhiên, hiện chưa rõ khung thời gian triển khai của chính sách mới này.

Trước đó, hồi cuối năm 2013, Bắc Kinh cũng đã có động thái nới lỏng chính sách kế hoạch hóa gia đình khi cho phép người dân khu vực nông thôn được phép có con thứ hai nếu con đầu tiên là con gái. Đồng thời, các cặp đôi sẽ sẽ được sinh thêm con nếu 1 trong 2 người là con một.

Trung Quốc chấm dứt chính sách một con Trung Quốc chấm dứt chính sách một con

VTV.vn - Lần đầu tiên kể từ năm 1979, Trung Quốc sẽ cho phép tất cả các cặp vợ chồng được có hai con.

4. Trung, Nhật, Hàn tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng Thương mại

Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc hôm 30/10 đã tổ chức hội nghị cấp Bộ trưởng Thương mại đầu tiên sau hơn 3 năm qua, trong đó tập trung thảo luận cách thức tăng cường hợp tác kinh tế khu vực và thúc đẩy tiến trình đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do 3 bên.

Hội nghị được tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc với sự góp mặt của Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Motoo Hayashi; Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn cùng Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Yun Sang Jick.

Theo các quan chức Nhật Bản, bên cạnh thỏa thuận thương mại tự do FTA 3 bên, 3 nước có kế hoạch thảo luận cách thức thúc đẩy cuộc đàm phán về khối thương mại tự do 16 nước với tên gọi "Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực" gồm 10 nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ.

Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Trung-Nhật-Hàn diễn ra 1 ngày trước Hội nghị thượng đỉnh 3 nước tại thủ đô Seoul.

Trung, Nhật, Hàn tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng Thương mại Trung, Nhật, Hàn tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng Thương mại

VTV.vn - Hội nghị cấp Bộ trưởng Thương mại 3 nước Đông Bắc Á đã được tổ chức hôm nay (30/10) tại Seoul, Hàn Quốc.

5. Quốc hội Campuchia miễn nhiệm Phó Chủ tịch thứ nhất Kem Sokha

Tại phiên họp sáng 30/10, Quốc hội Campuchia do đảng Nhân dân Campuchia chiếm đa số đã bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội đối với ông Kem Sokha - Phó Chủ tịch đảng Cứu quốc đối lập.

Tất cả 68 nghị sỹ thuộc đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền, trong đó có Thủ tướng Hun Sen, Chủ tịch đảng Nhân dân Campuchia đã có mặt tại phiên họp để bỏ phiếu bãi miễn chức vụ của ông Kem Sokha. Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin cho biết, việc bỏ phiếu miễn nhiệm ông Kem Sokha là theo yêu cầu của nhân dân Campuchia.

Ông Kem Sokha được bầu vào vị trí Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội, sau khi đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền và đảng Cứu quốc đối lập đạt được thỏa thuận chính trị ngày 22/7/2014.

Trong mấy ngày vừa qua, khoảng 300.000 người Campuchia đã in dấu tay gửi tới Quốc hội đồng thời hàng nghìn người đã biểu tình, yêu cầu miễn nhiệm chức Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội của ông Kem Sokha với lý do ông này thường xuyên có những hoạt động tuyên truyền lừa đảo, xúi giục, chia rẽ nhân dân, làm mất an ninh trật tự, gây thù hận dân tộc, không xứng đáng ngồi vào vị trí lãnh đạo cơ quan tối cao của đất nước.

Quốc hội Campuchia miễn nhiệm Phó Chủ tịch thứ nhất Kem Sokha Quốc hội Campuchia miễn nhiệm Phó Chủ tịch thứ nhất Kem Sokha

VTV.vn - Quốc hội Campuchia đã bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội đối với ông Kem Sokha - Phó Chủ tịch đảng Cứu quốc đối lập.

6. Máy bay Nga bất ngờ bị rơi ở Ai Cập, hơn 200 người có thể đã thiệt mạng

Theo thông tin từ các nhà chức trách, chiếc Airbus A-321 thuộc hãng hàng không Kogalymavia khởi hành từ thành phố Sharm el Sheikh đang trên đường tới thành phố St Petersburg, Nga.

Đã có nhiều luồng thông tin trái chiều về số phận của chiếc máy bay này, một số nguồn tin cho rằng nó đã mất tích ở khu vực Cyprus. Tuy nhiên, văn phòng Thủ tướng Ai Cập đã lên tiếng xác nhận chiếc máy bay này đã bị rơi ở bán đảo Sinai.

Các bản báo cáo cho biết 217 hành khách và 7 phi hành đoàn có mặt trên chuyến bay. Phần lớn trong số các hành khách là du khách Nga.

Các nhà chức trách cho biết thêm chiếc máy bay đã mất liên lạc với kiểm soát viên không lưu ở Cyprus chỉ 23 phút sau khi cất cánh và hoàn toàn biến mất khỏi màn hình radar.

Trước tai nạn thảm khốc này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân. Ông cũng tuyên bố ngày 1/11 sẽ là ngày quốc tang nhằm tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay ở Ai Cập.

Hiện nguyên nhân vụ tai nạn và công tác cứu hộ vẫn đang được tiến hành.

Máy bay Nga rơi vì đột ngột mất độ cao? Máy bay Nga rơi vì đột ngột mất độ cao?

VTV.vn - Theo phán đoán của một số chuyên gia, chiếc máy bay của hãng Kogalymavia đã gặp nạn vì giảm độ cao đột ngột khi bay qua khu vực bán đảo Sinai.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam  TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước