Những tiết lộ động trời trong Hồ sơ Panama - Sự kiện quốc tế nổi bật nhất tuần qua (4 – 10/4)

PV-Chủ nhật, ngày 10/04/2016 07:19 GMT+7

Danh sách một số lãnh đạo thế giới và những người thân cận của họ được cho là có liên quan đến Hồ sơ Panama. (Đồ họa: AFP)

VTV.vn - Tuần qua, thế giới đã chấn động bởi những thông tin được công bố trong Hồ sơ Panama.

1. Những tiết lộ chấn động trong Hồ sơ Panama

Tài liệu được báo chí quốc tế đưa ra sáng 4/4/2016 có tên là “Hồ sơ Panama” (The Panama Papers) bị rò rỉ từ cơ sở dữ liệu của Công ty luật Mossack Fonseca ở Panama – công ty lớn thứ tư thế giới về cung ứng dịch vụ tài sản ở nước ngoài.

Từ một nguồn tin giấu tên, hơn 10 triệu bản ghi chép về việc trốn thuế tại Panama đã được báo chí công bố và trở thành vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Hiện chưa có thông tin nào được tiết lộ về danh tính nguồn tin này, chỉ biết người đó lấy bí danh là John Doe – một cái tên phổ biến ở phương Tây vẫn được dùng khi muốn giấu tên.

Từ đó, 2,6 terabyte dữ liệu, 11,5 triệu bản ghi chép về hồ sơ trốn thuế liên quan tới 214.000 công ty của Mossack Fonseca - một công ty luật của Panama đã được gửi tới tờ Nhật báo Nam Đức. Hồ sơ Panama đã trở thành vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử thế giới tính tới thời điểm hiện tại.

Vụ bê bối đã gây ra làn sóng bất bình trong dư luận khi biết được góc khuất che giấu tài sản của giới nhà giàu trên thế giới, cũng như châm ngòi cho một loạt các cuộc điều tra liên quan đến các cáo buộc tham nhũng được nhắc đến trong Hồ sơ Panama.

Thủ tướng Iceland Gunnlaugsson đã trở thành nạn nhân đầu tiên của Hồ sơ Panama. Trong bối cảnh sức ép gia tăng từ dư luận trong nước và các Đảng đối lập, ông Gunnlaugsson cuối cùng đã quyết định từ chức vào 5/4.

Quyết định trên được đưa ra sau những thông tin tiết lộ trong vụ rò rỉ cho thấy vợ ông đã sử dụng một công ty bình phong ở nước ngoài để chuyên đầu tư vào các ngân hàng ở nước này.

Hồ sơ Panama - Vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử Hồ sơ Panama - Vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử

VTV.vn - Cho đến nay, vụ tiết lộ Hồ sơ Panama đã trở thành vụ rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử, vượt xa cả các vụ rò rỉ Wikileak hay vụ rò rỉ thông tin Edword Snowden.

2. Căng thẳng tại Nagorno-Karabakh

Giao tranh dữ dội đã bùng phát ngày 2/4 tại Nagorno-Karabakh, vùng đất tranh chấp giữa hai nước Cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô trước đây là Ar menia và Azerbaijan gây thương vong lớn cho cả 2 phía. Đây là cuộc xung đột tồi tệ nhất ở khu vực này kể từ khi lệnh ngừng bắn được ký kết năm 1994, mà nguyên nhân vẫn là vấn đề tranh chấp lãnh thổ đã kéo dài nhiều thập kỷ.

Sau hơn 2 thập kỷ im ắng, Nagorno-Karabakh, dải đất nằm lọt giữa Armenia và Azerbaijan, được coi là thùng thuốc súng ở khu vực Trung Á đã phát nổ. Hai bên cáo buộc lẫn nhau là đã vi phạm lệnh ngừng bắn dọc đường giới tuyến tại khu vực tranh chấp, khai mào xung đột.

Theo Chính phủ Armenia, Azerbaijan đã mở một cuộc tấn công quy mô với xe tăng, pháo và máy bay trực thăng tại Nagorno-Karabakh.

Phía Azerbaijan tuyên bố họ phản công để đáp lại hành động của Armenia. Bộ Quốc phòng nước này xác nhận, 12 binh sĩ của họ đã thiệt mạng và một máy bay trực thăng bị bắn hạ khi xảy ra giao tranh với Armenia tại khu vực Nagorno-Karabakh.

Nagorno-Karabakh - Thùng thuốc súng ở khu vực Trung Á đã phát nổ Nagorno-Karabakh - "Thùng thuốc súng" ở khu vực Trung Á đã phát nổ

VTV.vn - Sau hơn 2 thập kỷ im ắng, Nagorno-Karabakh, dải đất nằm lọt giữa Armenia và Azerbaijan, được coi là thùng thuốc súng ở khu vực Trung Á đã phát nổ.

3. Kẻ đánh bom Brussels từng làm việc tại Nghị viện châu Âu

Một trong những kẻ đánh bom liều chết thực hiện vụ tấn công khủng bố tại Brussels (Bỉ) làm 32 người thiệt mạng từng là nhân viên vệ sinh tại Nghị viện châu Âu.

Trong tuyên bố đưa ra ngày 6/4, một quan chức thuộc Nghị Viện châu Âu cho biết, nghi phạm đã làm việc trong thời gian khoảng 1 tháng tại cơ quan này vào năm 2009 và 2010, nhưng không tiết lộ danh tính.

Mặc dù giới chức không công bố danh tính của kẻ được nói đến nhưng các nguồn tin cho biết đó là Najim Laachraoui, 25 tuổi - một trong những kẻ đánh bom sân bay Zaventem.

Theo các công tố viên, Najim Laachraoui mang quốc tịch Bỉ, đã cho nổ tung mình trong vụ tấn công tại sân bay và cũng bị tình nghi chế tạo áo vest gài bom cho các nghi phạm khủng bố Paris tháng 11/2015, làm 130 người thiệt mạng.

Kẻ đánh bom Brussels từng làm việc tại Nghị viện châu Âu Kẻ đánh bom Brussels từng làm việc tại Nghị viện châu Âu

VTV.vn - Tại thời điểm làm việc ở Nghị viện châu Âu, kẻ đánh bom Brussels chưa có tiền án tiền sự.

4. Bỉ bắt giữ 5 nghi phạm khủng bố

Cảnh sát Bỉ đã bắt giữ thêm 5 nghi can liên quan đến loạt vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Paris (Pháp) tháng 11/2015 và tại thủ đô Brussels hôm 22/3.

Đáng chú ý, trong 5 nghi can này có 1 đối tượng bị truy nã gắt gao nhất châu Âu liên quan loạt vụ khủng bố tại Paris.

Tên này được xác định là Mohamed Abrini, 31 tuổi, quốc tịch Bỉ gốc Maroc, bị bắt chiều 8/4 tại công viên Albert ở quận Anderlecht cùng 2 nghi phạm khác. Mohamed Abrini đã xuất hiện cùng với Salah Abdeslam, nghi phạm còn sống duy nhất sau vụ tấn công Paris trong một đoạn băng ghi hình tại một trạm xăng trên đường cao tốc hướng Paris, chỉ 2 ngày trước khi xảy ra các vụ tấn công làm 130 người thiệt mạng.

Bỉ bắt giữ 5 nghi phạm khủng bố Bỉ bắt giữ 5 nghi phạm khủng bố

VTV.vn - Cảnh sát Bỉ đã bắt giữ thêm 5 nghi can liên quan đến loạt vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Paris (Pháp) tháng 11/2015 và tại thủ đô Brussels hôm 22/3.

5. Bà San Suu Kyi được bổ nhiệm làm Cố vấn nhà nước Myanmar

Người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Myanmar U Zaw Htay cho biết, Chủ tịch đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền - bà Aung San Suu Kyi - đã trở thành Cố vấn nhà nước sau khi dự luật về việc bổ nhiệm vị trí này được Tổng thống U Htin Kyaw ký ban hành ngày 6/4.

Theo ông U Zaw Htay, dự luật trên đã được Tổng thống Myanmar ký và trình lên Quốc hội. Dự luật đã lần lượt được Thượng viện và Hạ viện Myanmar thông qua vào các ngày 1/4 và 5/4 vừa qua. Với chức vụ mới, bà San Suu Kyi được quyền tiếp xúc với các Bộ, ngành cũng như các tổ chức và cá nhân trong Chính phủ để phục vụ công tác cố vấn. Trước đó, ngày 30/3, bà San Suu Kyi đã được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao kiêm nhiệm ba chức Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống, Bộ trưởng Giáo dục và Bộ trưởng Điện lực và Năng lượng.

Ngoài ra, Hạ viện Myanmar cũng chỉ định bà San Suu Kyi làm Chủ tịch Ủy ban Điều phối chung về phát triển các vấn đề của Quốc hội.

Bà San Suu Kyi được bổ nhiệm làm Cố vấn nhà nước Myanmar Bà San Suu Kyi được bổ nhiệm làm Cố vấn nhà nước Myanmar

VTV.vn - Bà Aung San Suu Kyi đã trở thành Cố vấn nhà nước Myanmar.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước