Bản chất của Grab là ứng dụng công nghệ hay kinh doanh vận tải?

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 06/01/2019 14:17 GMT+7

VTV.vn - Quyết định thí điểm Grab hoạt động tại Việt Nam đã hết hiệu lực 1 năm nhưng tranh luận xung quanh việc Grab có phải là kinh doanh vận tải hay không vẫn chưa ngã ngũ.

Mới đây, Tòa án nhân dân TP.HCM đã đưa ra phán quyết trong vụ Vinasun kiện Grab, yêu cầu Grab phải bồi thường cho Vinasun 4,8 tỷ đồng, đồng thời đưa ra các kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước: Hoạt động của Grab là hoạt động taxi, hoạt động vận tải hành khách thông thường chứ không phải là một hãng công nghệ.

Câu chuyện Grab là công ty vận tải hay hãng công nghệ đã được tranh luận từ đầu năm 2016, khi Bộ GTVT ban hành quyết định 24 thí điểm Grab tại Việt Nam. Cho dù chỉ được thí điểm ở 5 tỉnh, thành và đã hết hạn từ năm 2018 nhưng Grab vẫn tiếp tục phát triển. Do Grab luôn cho rằng họ là công ty công nghệ nên dù kinh doanh vận tải nhưng không phải chịu ràng buộc các điều kiện như kinh doanh vận tải, nộp thuế ít hơn và điều này tạo ra sự cạnh tranh không công bằng giữa Grab và taxi.

Thực tế, sự xuất hiện của Grab được coi là luồng gió mới giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn. Do cơ quan nhà nước không kiểm soát được số lượng Grab như việc quản lý taxi nên sự xuất hiện của Grab được cho là phá vỡ quy hoạch vận tải tại Hà Nội và TP.HCM với số lượng xe tăng gấp đôi cho đến gấp 3 lần so với quy hoạch. Để quản lý và kiểm soát được, phải đưa các tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ trong xe hợp đồng vận tải thành đơn vị kinh doanh vận tải.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước