Biến đổi khí hậu ở ĐBSCL đang diễn ra nhanh hơn dự báo

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 30/11/2016 22:12 GMT+7

VTV.vn- Việt Nam là một trong các quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở ĐBSCL. Nhưng thực tế, thực trạng này đang diễn ra nhanh hơn so với dự báo.

Biến đổi khí hậu và ấm lên toàn cầu là nguyên nhân khiến băng trên Bắc Cực tan chảy. Trong 10 năm, mực nước biển trung bình toàn cầu tăng gần 20cm. Nhiệt độ Trái Đất tăng cao hơn dự kiến trong vài thập kỷ trở lại đây. Dự kiến, cuối thế kỷ 21, nhiệt độ toàn cầu tăng từ 1,1 đến gần 5oC.

Đáng chú ý, mực nước biển dâng ven biển Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là cao hơn mực nước biển dâng trung bình của toàn cầu. Trong khi đó, ĐBSCL có địa hình thấp, độ cao trung bình chỉ từ 0,7 - 1,2m so với mực nước biển.

Nếu mực nước biển dâng 100cm thì ĐBSCL sẽ mất tới 40 - 50% diện tích, trong đó bị ảnh hưởng nặng nhất là Cà Mau, Hậu Giang và Kiên Giang. Mỗi năm, sạt lở lấn sâu vào đất liền từ 10 đến hàng trăm mét, đồng thời làm mất đi khoảng 1% diện tích rừng ngập mặn ven biển. Tại Tiền Giang, có những đoạn bị xói lở tới 30m/năm, tại Duyên Hải, Trà Vinh là 50m/năm; đặc biệt khu vực biển Gành Hào, Bạc Liêu trung bình xói lở đến 100m/năm.

Với tốc độ sạt lở như hiện nay, dự tính đến năm 2100, Cà Mau sẽ mất 56% diện tích, hơn một nửa mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc sẽ không còn. Hình hài "mũi thuyền của Tổ quốc" sẽ bị bào mòn trước lớp sóng đại dương.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước