Cụ thể, một số loại hải sản phổ biến như: cá liệt, ghẹ, tôm, tôm tít, cá bơn, cá đuối, mực ống beka, cá chình, ốc, mực, cá đục, bạch tuộc, cua đá... sống ở tầng đáy biển từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Thừa Thiên - Huế chưa đảm bảo an toàn để làm thực phẩm do còn chứa Phenol. Loại hóa chất này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nhiều tổn thương cho các cơ quan và hệ thống khác nhau nhưng chủ yếu tác động lên hệ thần kinh, hệ thống tim mạch và máu.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chỉ đạo, Ủy ban nhân dân 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế tiếp tục thực hiện lấy mẫu theo từng lô và trả kết quả cho đơn vị quản lý được Ủy ban nhân dân giao nhiệm vụ, bên cạnh đó, chỉ cho phép lưu hành lô sản phẩm khi đã được xét nghiệm an toàn. Các lô sản phẩm không an toàn buộc phải tiêu hủy và đền bù theo quy định.
Được biết, kết quả kiểm nghiệm 1.040 mẫu hải sản do Bộ Y tế lấy từ tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế công bố ngày 20/9 cho thấy, có 132 mẫu còn nhiễm Phenol.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tạiTV Online!