Tại Bình Thuận, hàng nghìn ha thanh long đang đứng trước nguy cơ mất trắng vì hạn hán. Trong nỗ lực tìm cách cứu cây, cứu mình, người dân ở đây ngoài việc đối mặt với thiên tai, còn phải đối mặt với cả sự bối rối, hỗn loạn của chính họ. Tình trạng bơm trộm nước, tranh cãi, tranh chấp nguồn nước để cứu cây không còn là chuyện hiếm.
Hơn 1 tháng nay, anh Đông - một tài xế xe tải nhỏ - có thêm thu nhập nhờ nghề chở nước đi bán. "Hôm nay tôi chở được 3 chuyến, kiếm được 300.000 đồng", anh Nguyễn Đông - xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận cho hay.
Những con mương dẫn nước không có nước.
Hơn 1.000 gốc thanh long của gia đình ông Chí đang lúc ra hoa kết trái lại gặp hạn nặng, nhờ chiếc xe tải chở nước tưới của anh Đông, vườn thanh long của ông đã được giải tỏa một phần "cơn khát". Tuy nhiên, công việc tưới cây của anh Đông đã bị gián đoạn khi cuối vườn tiếng ồn ào cãi nhau. Nguyên nhân bắt nguồn từ một cái hố.
Chính quyền xã cho rằng ông Chí vi phạm vì chưa được cấp phép đào hố để dự trữ nước tưới cây trên phần đất mà đến lúc này cũng chưa xác định được là đất ai quản lý.
Phạm Xuân Tùng - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam cho hay: "Riêng về phần đất nếu xác định đất lòng hồ quản lý thì yêu cầu ông Chí phải trả lại hiện trạng cho lòng hồ. Còn nếu là đất của dân sẽ tạo điều kiện để cải tạo chứa nước nhưng phải thực hiện đúng qui định".
Ông Chí phân trần: "Tôi lấy nước cứu thanh Long. Tôi làm đơn đem ra chính quyền nhưng không ai chịu ký. Ngoài kia bảo trong này phải ký trước, trong này thì bảo ngoài kia ký trước mới ký. Vì vội cứu thanh long nên tôi phải làm".
Hồ trơ đáy, đất khô cằn nứt nẻ.
"Của đau con xót" nói như ông Chí cũng vì cứu thanh long đang sắp chết, đi tới đi lui mấy ngày mà không được việc gì nên đành phải múc luôn ở cái góc hồ Tà mon đã cạn trơ đáy. Những người dân trong xã cho biết cũng vì cứu cây mà nhiều vụ cãi nhau, đánh nhau để giành nước đến sứt đầu mẻ trán đã xảy ra tại hồ. Chưa biết khi nào xã mới xác định xong phần diện tích hố đất chưa đầy 20m2 thuộc ai quản lý, chỉ biết rằng trong những ngày sắp tới ông Chí phải chi tiền triệu mỗi ngày để tưới cây.
Cừu Ninh Thuận như "xác ve", đói khát vì nắng hạn VTV.vn - Nắng nóng kéo dài, thức ăn khan hiếm khiến hàng trăm con cừu ở Ninh Thuận suy kiệt. | Nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn ở Nghệ An VTV.vn - Hiện mực nước tại nhiều hồ đập, sông suối ở Nghệ An xuống thấp khiến sản xuất gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, hạn hán cũng khiến nhiễm mặn tăng cao tại các vùng ven biển. | Ồ ạt khai thác để chống hạn, tài nguyên nước ngầm ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm VTV.vn - Để có nguồn nước, người dân vùng hạn thường đào giếng, khoan giếng, do đó, mùa khô hạn cũng chính là thời điểm ồ ạt khai thác nước ngầm. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!