Cần chính sách đột phá thúc đẩy phát triển ngành cơ khí

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 24/09/2019 20:26 GMT+7

VTV.vn - Các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí cho rằng, Nhà nước cần có chính sách phát triển hiệu quả và ưu đãi về thuế để phát triển được ngành cơ khí.

Sáng 24/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo của nhiều bộ, ngành đã lắng nghe ý kiến của các DN về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí trong nước.

Tiếp theo chuỗi các hội nghị về phát triển các thế mạnh của Việt Nam từ du lịch, thủy sản đến nông, lâm nghiệp, hội nghị này là bước đi quan trọng để Chính phủ chuẩn bị có những chính sách mới nhằm chấn hưng nền cơ khí "vang bóng một thời" của Việt Nam, một ngành then chốt, là cơ sở, nền tảng và động lực cho sự phát triển công nghiệp của bất cứ quốc gia nào.

Hiện cả nước có khoảng 25.000 doanh nghiệp cơ khí. Sau thời kỳ hoàng kim những năm 70 - 80, nhiều năm trở lại đây, sự phát triển ngành xương sống của một nền kinh tế tự chủ gặp rất nhiều khó khăn. Hiện, 2/3 các doanh nghiệp cơ khí tập trung ở phân ngành sản xuất xe máy, cơ khí gia dụng và sản xuất ô tô.

Còn theo Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, hiện các thành viên của hiệp hội này vẫn đóng được các loại tàu dân sự và quân sự hiện đại, chế tạo được các thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện, đóng được giàn khoan dầu tới 130m nước, xây dựng được các tòa nhà 50 tầng bằng thép; đồng thời sản xuất được nhiều loại động cơ điện, máy biến thế tới 500 KV, nhiều loại máy nông nghiệp. Có doanh nghiệp đã tham gia được vào chuỗi sản xuất linh kiện máy bay của thế giới. Ngoài 100 doanh nghiệp lớn, đa số đều ở trình độ chế tạo lạc hậu so với các nước từ 2 - 3 thế hệ và chưa làm chủ được công nghệ nguồn nên giá trị gia tặng nội địa còn thấp. Do đó, các doanh nghiệp cơ khí mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước. Đây là một thách thức rất lớn cho tiến trình tiến tới một nền kinh tế tự chủ và mục tiêu trở thành một nước công nghiệp sau 10 năm nữa.

Để phát triển được ngành cơ khí Việt Nam, một ngành công nghiệp nền tảng, trụ cột, xương sống của nền kinh tế, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều cho rằng, Nhà nước cần có chính sách phát triển hiệu quả và ưu đãi về thuế. Bên cạnh đó, Chính phủ cần thành lập ban nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp chế tạo nhà máy điện ở Việt Nam, trước hết là để sửa chữa và nâng cấp các nhà máy điện hiện có cũng như thúc đẩy ngành luyện kim, cơ khí và hóa chất.

Ước tính mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài hàng chục tỷ USD trang thiết bị, máy, vật tư sản xuất cho toàn ngành kinh tế. Một dự báo khác cho biết, tổng nhu cầu thị trường cơ khí của Việt Nam từ nay đến năm 2030 có thể đạt 310 tỷ USD nhưng nếu không có chính sách phát triển đúng hướng, các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam sẽ bị thua ngay trên sân nhà và ruộng nhà.

Ngành cơ khí Việt Nam chỉ đáp ứng được 32#phantram nhu cầu nội địa Ngành cơ khí Việt Nam chỉ đáp ứng được 32% nhu cầu nội địa

VTV.vn - Theo Bộ Công Thương, ngành cơ khí Việt Nam mới chỉ đáp ứng khoảng 32% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước