Cổ vật - Tiếng nói về chủ quyền, lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 09/06/2019 21:37 GMT+7

VTV.vn - Nhiều di vật, cổ vật đã nói lên tiếng nói mạnh mẽ về chủ quyền đất nước, bề dày văn hóa lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam.

Trong khi ở nhiều nước, việc tham khảo các bản đồ di tích, bản đồ khảo cổ học trước khi ra quyết định quy hoạch là điều bắt buộc, thì ở Việt Nam, việc này lại bị xem nhẹ.

Đoạn tường Hoàng thành Thăng Long thời Lê Sơ đã bị san phẳng - thông tin khiến các nhà khảo cổ học thấy sững người cách đây 9 năm. Khi làm tuyến đường Văn Cao - Hồ Tây cắt qua đê Hoàng Hoa Thám, người ta đã dùng máy xúc xúc đi nhiều khối đất đá. Họ không biết rằng, đó chính là lớp tường thành vô giá của lịch sử. Nếu trước đó, Hà Nội có quy hoạch khảo cổ thì chuyện đáng buồn này đã không xảy ra.

Cách đây 2 năm, dư luận tiếp tục ngỡ ngàng trước thông tin mộ vợ vua Tự Đức ở Huế bị san phẳng làm bãi đậu xe. Gần đây nhất là chuyện xảy ra ở di sản Vườn Chuối (Hà Nội). Tất cả là do thiếu quy hoạch khảo cổ. PGS.TS. Tống Trung Tín đưa ra một con số giật mình: khoảng 50% các di tích liên quan tới thời đại kim khí trên toàn quốc đã bị xóa sổ hoàn toàn vì không được quy hoạch bảo vệ.

Nghị định của Chính phủ đã quy định các địa phương có trách nhiệm xây dựng quy hoạch khảo cổ, nhưng đến nay chưa có nơi nào làm được, dù thời gian đầu nhiều địa phương đã lên kế hoạch. PGS.TS. Tống Trung Tín cho rằng, kinh phí không phải là vấn đề mấu chốt.

Quá trình xây dựng đô thị đã và đang phải trả giá đắt cả về tiền bạc và văn hóa vì thiếu quy hoạch khảo cổ. Có người chua chát nói rằng, những bản quy hoạch chắc còn phải nằm sâu dưới lòng đất nhiều năm nữa.

Cuối năm 2018, công bố của các nhà khoa học Việt Nam về dấu tích loài người cách đây 800.000 năm tại Gia Lai, dấu tích được coi là cổ nhất đã làm chấn động giới khảo cổ thế giới. Việt Nam đang có một kho sử đang nằm sâu dưới lòng đất, chính là các di chỉ khảo cổ. 

Kết quả nhiều cuộc khai quật khảo cổ trên các đảo Trường Sa cùng tư liệu Hán Nôm, bia chủ quyền minh chứng cho sự có mặt sớm và liên tục của người Việt ở Hoàng Sa, Trường Sa. Những bằng chứng khoa học khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo.

Phát lộ năm 2002, Hoàng Thành Thăng Long làm ngỡ ngàng giới khảo cổ trên thế giới về quá trình vận động lịch sử lâu dài, liên tục của một trung tâm quyền lực trong suốt 13 thế kỷ.

Ẩn sâu trong những dãy núi đá vôi triệu triệu năm tuổi, các nhà khảo cổ đã phát hiện xương người tiền sử cách đây từ 10.000 - 25.000 năm góp phần ghi điểm cho Tràng An trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - di sản kép đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này ở Đông Nam Á.

Kho tàng văn hóa lịch dân tộc đang được làm dầy lên từ lòng đất - những phát hiện khảo cổ trên khắp Việt Nam.

30#phantram cổ vật trên thế giới là giả 30% cổ vật trên thế giới là giả

VTV.vn - Một nhà thám tử điều tra về nghệ thuật đã tuyên bố, 1/3 số cổ vật trên thế giới thật ra là giả. Những cổ vật giả này được sử dụng cho nhiều mục đích xấu khác nhau.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước