Dai dẳng nỗi đau tai nạn lao động

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 22/10/2019 19:04 GMT+7

VTV.vn - Khi tai nạn xảy ra, phía người lao động vẫn phải gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất và nỗi đau, mất mát để lại không chỉ ngày một ngày hai mà kéo dài dai dẳng.

Ngày 27 Tết, một vụ nổ lớn xảy ra tại nhà máy thép Việt - Hàn ở Thường Tín, Hà Nội. Vội về nghỉ Tết, kíp sản xuất đã không kiểm tra kỹ trước khi đổ mẻ thép cuối cùng. Nước thép nóng hàng nghìn độ đã tràn vào hố sỉ có nước đã gây ra vụ nổ khủng khiếp làm 2 công nhân bị thương, trong đó Lê Đức Luân bị bỏng nặng.

Trước đó, Luân cũng có mặt trong vụ nổ lò luyện phôi thép khiến 2 công nhân thiệt mạng và 6 người khác bị thương. Luân đã bỏ việc nhưng khi mới quay lại được hơn 1 tháng thì lại gặp tai nạn lao động.

Lao động trẻ đang nằm trong nhóm bị tai nạn lao động nhiều nhất hiện nay. Thiếu kinh nghiệm, thiếu huấn luyện và không được trang bị an toàn nên họ thường đối mặt với nguy cơ tai nạn. Đằng sau một tai nạn, không phải là thiệt hại về vật chất, ngày công mà còn có mất mát không thể đo đếm cùng những cơn đau kéo dài và một tương lai mờ mịt phía trước.

Theo thống kê năm 2018, mỗi ngày, cả nước xảy ra khoảng 22 vụ tai nạn lao động làm 2 người thiệt mạng và 5 người bị thương nặng. Từ đầu năm 2019 đến nay, nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu của tai nạn lao động chủ yếu là do chủ sử dụng lao động tiết kiệm chi phí không xây dựng môi trường lao động an toàn cũng như không trang bị đầy đủ trang bị cho người lao động…

Nhiều bệnh nhân phải nối chi do tai nạn lao động Nhiều bệnh nhân phải nối chi do tai nạn lao động

VTV.vn - Các bác sỹ cho biết tất cả những trường hợp tai nạn lao động phải nối chi do làm việc với những máy thủ công như cắt lúa, đóng gạch, sàng than... và đều rất nặng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước