Tính đến tháng 5/2017, có 7 địa phương ở ĐBSCL bị sạt lở bờ biển với tổng chiều dài gần 150km. Tình trạng sạt lở được đánh giá là nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Mặc dù mỗi địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó, nhưng để giải quyết triệt để vấn đề sạt lở có những ý kiến cho rằng cần phải có giải pháp chung của toàn khu vực.
Mũi Cà Mau từng đối mặt với nguy cơ biến mất, nhưng nhờ hệ thống kè, giờ nơi này tiếp tục lấn ra biển khoảng 80m mỗi năm, trở thành nơi có tốc độ lấn biển cao nhất vùng.
Tuy nhiên, ở những nơi chưa có kè bảo vệ hoàn chỉnh, như tại tuyến đê biển Tây này, người dân chứng kiến rừng phòng hộ bị sóng đánh nham nhở mỗi ngày.
Chưa có vốn để đầu tư là bài toán khó chung của Đồng bằng sông Cửu Long, khi ở mỗi địa phương ven biển đều có hàng chục, hàng trăm km bờ biển cần được bảo vệ, mà những công trình dạng này đều tính bằng đơn vị trăm tỷ, ngàn tỷ.
Sẽ khó có một giải pháp chung cho toàn vùng trước tình trạng sạt lở, nhưng Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre đề xuất nên có chủ trương chung để giúp các địa phương tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nhằm kịp thời ứng phó với sạt lở và xâm thực bờ biển. Càng loay hoay vì thiếu vốn, rừng phòng hộ càng mỏng dần, đê biển càng chịu nhiều áp lực và an toàn tính mạng, tài sản của bà con bên trong đê càng bị đe dọa.
Thiếu kinh phí khắc phục sạt lở VTV.vn - Hiện Đồng Tháp có khoảng 2.000 hộ dân sống trong vùng sạt lở. Theo tính toán, địa phương cần 82 tỷ đồng để di dời những hộ này đến nơi an toàn. | Cà Mau di dời 500 hộ dân vùng nguy cơ sạt lở VTV.vn - Cà Mau đang tranh thủ nguồn vốn đầu tư của trung ương để tích cực triển khai xây dựng các cụm, tuyến tái định cư cho 500 hộ dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở cao. | Báo động tình trạng sạt lở bờ sông ở ĐBSCL VTV.vn - Cùng với bờ biển, tình hình sạt lở bờ sông ở ĐBSCL đang diễn biến hết sức phức tạp, điển hình là tình trạng ở bờ sông Tiền và sông Hậu. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!