Hàng nghìn hộ dân ĐBSCL nằm trong vùng sạt lở

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 28/05/2017 20:11 GMT+7

VTV.vn - Tỉnh An Giang hiện có 15 đoạn sạt lở nguy hiểm, uy hiếp đời sống của hơn 20.000 hộ dân. Trong 3 năm tới, An Giang phải di dời hết những hộ dân này ra khỏi vùng nguy hiểm.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đến thời điểm này, toàn vùng ĐBSCL có gần 400 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài gần 600 km. Ở 2 tỉnh đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp, có hàng ngàn hộ dân cần được di dời khẩn cấp.

Tỉnh An Giang hiện có 15 đoạn sạt lở nguy hiểm, uy hiếp đời sống của hơn 20.000 hộ dân. Trong 3 năm tới, An Giang phải di dời hết những hộ dân này ra khỏi vùng nguy hiểm.

Còn tại Đồng Tháp, từ đầu năm đến nay đã xuất hiện 13 điểm sạt lở, gần 2.000 hộ dân đang sống trong khu vực sạt lở nguy hiểm. Mới đây, tỉnh Đồng Tháp đã đề nghị chính phủ hỗ trợ xây dựng 12 cụm, tuyến dân cư để người dân vùng sạt lở có chỗ ở ổn định.

Việc di dời người dân khỏi vùng nguy hiểm cũng như làm bờ kè đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Trong điều kiện kinh tế của nhiều địa phương ven biển ĐBSCL còn rất khó khăn, việc tìm nguồn vốn khắc phục sạt lở đang là vấn đề cần được tháo gỡ.

Sạt lở không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân mà đang uy hiếp trực tiếp đến hạ tầng giao thông các địa phương. Hiện khu vực sông Tiền qua huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp xuất hiện một hố xoáy sâu khoảng 36 m, dài 440 m. Để hố xoáy không tiếp tục ăn sâu vào quốc lộ 30, giải pháp là phải lấp hố xoáy này.

Kết quả đợt khảo sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hồi đầu tháng 5, hiện Đồng bằng sông Cửu Long có 23 hố xoáy gây sạt lở bờ sông. Để di dời dân, khắc phục những hố xoáy này, nguồn tài chính của các địa phương không thể đáp ứng. Chưa bao giờ hiện tượng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long lại diễn biến phức tạp như hiện nay. Nhưng để khắc phục sạt lở thì chỉ nguồn lực của địa phương là không đủ.

Ngoài ra, Cà Mau là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng sạt lở bờ biển. Trung bình mỗi năm, bờ biển của Cà Mau bị sạt lở khoảng 450 ha. Không trông chờ vào ngân sách của Trung ương cũng như địa phương, Cà Mau đã chủ động kêu gọi vốn xã hội hóa để chủ động ứng phó với sạt lở.

Trước diễn biến sạt lở ở ĐBSCL diễn ra ngày càng nghiêm trọng, trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục chỉ đạo các địa phương, Bộ NN&PTNT phối hợp với nhiều Bộ, ngành liên quan trực tiếp đến khảo sát các khu vực sạt lở, đưa ra giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo tính mạng và tài sản cho người dân.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước