Hiện nay, tại các điểm sạt lở thường xuất hiện hố sâu từ 40 - 50 m. Một khi sạt lở xảy ra, nhà dân sẽ bị sụp thẳng, nhanh và rất nguy hiểm. Do đó, mọi công tác ứng phó phải được người dân và chính quyền địa phương chủ động thực hiện ngay từ đầu.
Đơn cử, một căn nhà ở An Giang, chưa đầy 5 phút sạt lở đã làm sụp đổ hoàn toàn xuống sông. Nếu không chủ động di dời tài sản và người dân ra khỏi, thì hậu quả sẽ khôn lường.
Các nhà khoa học nhận định, tình trạng sạt lở diễn biến phức tạp như hiện nay, việc kè, chống sẽ rất tốn kém và khó có thể phát huy hiệu quả. Cách ứng phó tốt nhất là khẩn trương di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.
Để ứng phó, hiện nhiều địa phương đã chuyển các cụm, tuyến dân cư vượt lũ để bố trí nơi ở cho người dân vùng sạt lở. Điều đáng lo ngại, ở những điểm sạt lở ven biển như Cà Mau, Kiên Giang… vẫn còn hàng ngàn hộ dân chưa có nơi tái định cư.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!