Đền Cửa Ông: Mô hình quản lý hòm công đức lý tưởng nhất

Kiều Trinh-Thứ năm, ngày 15/08/2013 22:14 GMT+7

 Năm 2012, với hơn 20 tỷ đồng tiền công đức, Ban quản lý Đền Cửa Ông thống nhất trích 10% cho việc tổ chức và quản lý Lễ hội, số tiền còn lại dành để tôn tạo di tích. Bộ VH-TT&DL đánh giá đây là mô hình quản lý hòm công đức lý tưởng nhất cần được tham khảo trong cả nước.

Năm 2013 tròn 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hơn 1 thập kỷ qua, Nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống tại nhiều địa phương thông qua những dự án bảo tồn di sản, quản lý lễ hội, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Trong nhiều tỉnh thành, Quảng Ninh được đánh giá là điểm sáng trong việc thực hiện nghị quyết này.

Đền Cửa Ông thuộc phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, với vị thế đẹp, lưng tựa núi, mặt hướng ra Vịnh Bái Tử Long. Hàng năm, đây là điểm đến của hơn 40 vạn du khách thập phương muốn bày tỏ lòng tôn kính vị tướng tài ba Trần Quốc Tảng, người con thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Để quản lý tốt di tích và lễ hội, phường đã kiện toàn ban quản lý gồm 7 thành viên do đích thân Chủ tịch phường làm Trưởng ban và lập ra một tổ kiểm tiền công đức gồm 16 thành viên. Vì vậy, tiền giọt dầu, công đức ở Đền Cửa Ông được giám sát công khai, minh bạch.

‘ Màn trống hội tưng bừng, sôi động tại nghi lễ dừng chân tại Khu tượng đài Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Năm 2012, với hơn 20 tỷ đồng tiền công đức, Ban quản lý Đền Cửa Ông thống nhất trích 10% cho cho việc tổ chức và quản lý Lễ hội, số tiền còn lại dành hết để tôn tạo di tích. Bộ VH-TT&DL đánh giá đây là mô hình quản lý hòm công đức lý tưởng nhất cần được tham khảo trong cả nước.

Nhà văn hóa Khu dân cư 2, phường Cửa Ông hàng chục năm nay, ngày nào đây cũng là điểm sinh hoạt văn hóa thể thao của đông đảo bà con. Sân bóng mini mới được hoàn thiện với kinh phí 3 tỷ đồng bằng nguồn đóng góp của chính quyền và người dân địa phương. 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã phát huy hiệu quả. Tính đến hết 2012, Quảng Ninh đã có hơn 1.000 làng, khu phố văn hóa, đạt 66 %; hơn 253.000 gia đình văn hóa, đạt 85 %.

Những ngày này, tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, bà con dân tộc Dao Thanh Y đang tái hiện lễ cầu mùa. Bản sắc các dân tộc được tôn vinh trong những lễ hội lớn như Carnaval Hạ Long. Quảng Ninh đề ra nhiệm vụ đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 xây dựng 4 Trung tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc: Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, góp phần phát triển đời sống dân sinh và kinh tế du lịch, bên cạnh thế mạnh di sản thế giới Vịnh Hạ Long.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước