Những số liệu mới công bố của Bộ LĐ-TBXH về số cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp năm 2013, đáng giật mình nhưng thực ra cũng không có gì khó hiểu, khi mà từ 10 năm trước, lời cảnh báo về dư thừa nguồn nhân lực đã được đưa ra trước Quốc hội, nhưng thực tế đã đi ngược hoàn toàn những gì được cảnh báo.
72.000 thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là hệ quả của việc đào tạo không tính tới giới hạn nhu cầu sử dụng lao động. Ngành giáo dục thì cứ đào tạo, còn việc làm đó là chuyện của ngành khác.Ở góc nhìn của đơn vị theo dõi các diễn biến thị trường lao động và tổng hợp các kết quả dự báo từ cuộc điều tra về nhu cầu sử dụng lao động, đại diện Trung tâm dự báo quốc gia lao động việc làm đánh giá, hiện nay, giữa đào tạo và nhu cầu sử dung lao động đang có sự khác biệt rõ rệt.
Theo số liệu của Trung tâm dự báo quốc gia về dịch vụ việc làm, năm 2014, có khá nhiều nhóm nghề chuyên môn bậc cao trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật rất khó tuyển dụng, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cần tới gần 30.000 lao động. Con số này đặt ra câu hỏi: tại sao thị trường lao động có những nhóm nghề rất khó tuyển dụng trong khi dư thừa tới 72.000 cử nhân, thạc sĩ. Phải chăng, chất lượng đào tạo hiện nay chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Mời quý vị theo dõi chi tiết cuộc trao đổi giữa phóng viên với ông Cao Thanh Xuân, PGS-TS, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề: