Giám sát, phản biện xã hội - Nhiệm vụ trọng tâm của MTTQ Việt Nam

Đông Hoài, Quang Đông (Thời sự - thoisuvtv@vtv.vn)-Thứ năm, ngày 25/09/2014 21:56 GMT+7

Ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN khóa VII. (Ảnh: VTV News)

Đó là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Đài THVN trước thềm Đại hội lần thứ VIII.

Thưa ông, Đảng, Nhà nước và Nhân dân thông qua Hiến pháp đã trao quyền cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) về giám sát và phản biện xã hội. Nội dung giám sát, phản biện sẽ được đề cập như thế nào tại Đại hội lần thứ VIII tới đây?

Ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN khóa VII: Với Hiến pháp 2013, nhiệm vụ giám sát phải đặt ở tầm cao hơn. Theo như chúng tôi hiểu mục đích qua Quyết định 217 của Bộ Chính trị về giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN và các đoàn thể chính trị xã hội, đây là việc mà Mặt trận cần thực hiện.

Trên cơ sở một số bước đầu triển khai trong chín tháng vừa qua, chúng tôi xác định giám sát, phản biện xã hội là một nội dung trọng tâm của chương trình số 3 trong năm chương trình công tác nhiệm kỳ tới. Đó là chương trình phát huy dân chủ, đại diện quyền lợi ích của nhân dân giám sát, phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh.

Giám sát và phản biện xã hội là cơ sở để phát huy và tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, đây là một việc rất khó. Vậy trong thời gian tới đây, phương thức hoạt động của Mặt trận cần phải có đổi mới như thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN khóa VII: Đồng chí đề cập đến một việc rất trọng tâm. Hiến pháp giao nhiệm vụ giám sát, phản biện nhưng chúng ta chưa có luật giám sát, phản biện, cũng chưa có pháp lệnh giám sát, phản biện, thậm chí chưa có nghị định giám sát, phản biện. Vậy triển khai như thế nào?

Vừa qua, về mặt cách làm, chúng tôi xác định trước hết là trả lời câu hỏi giám sát cái gì? Giám sát nội dung mà nhân dân quan tâm. Thứ hai là giám sát như thế nào? Giám sát trong cơ chế là Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ và giám sát. Thứ ba, giám sát xong, tác dụng như thế nào, có cơ chế gì? Đây là điều mà văn bản luật pháp chưa ghi đầy đủ, nhưng đã làm trên cơ sở giữa MTTQVN, các tổ chức chính trị xã hội và Chính phủ thống nhất để chúng ta làm chương trình.

Ví dụ, trong chín tháng vừa qua, Mặt trận đã triển khai giám sát thực hiện chính sách người có công với cách mạng. Mặt trận thống nhất báo cáo Thủ tướng, giám sát này giao cho Bộ LĐ-TB&XH cùng MTTQVN triển khai và Trưởng ban chỉ đạo giám sát này là Chủ tịch MTTQVN. Cơ chế thực hiện đúng pháp luật, đúng điều lệ Mặt trận. Kinh phí do Bộ Tài chính hỗ trợ. Người giám sát cụ thể do Mặt trận huy động trong tổ chức chính trị xã hội và tổ chức thành viên cùng tham gia. Như vậy, thông qua các tổ chức thành viên Mặt trận thực hiện giám sát này.

Đó là cơ chế đang được triển khai, còn sau giám sát làm gì? Câu hỏi này phải làm rõ những kết luận của Mặt trận giám sát được chuyển cho Lãnh đạo và chính quyền cùng cấp để cơ sở nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện theo luật pháp. Mặt trận không phải là cơ quan chế tài.

Trong một lần trao đổi với báo chí gần đây, ông có nói rằng: Hạnh phúc của người dân sẽ phải là thước đo hiệu quả hoạt động của Mặt trận. Vậy cùng với tăng cường giám sát phản biện, MTTQVN sẽ làm gì để thực hiện được điều này?

Ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN khóa VII: Mặt trận có trách nhiệm góp phần đất nước phát triển nhưng suy cho cùng sự phát triển đó phải được thể hiện trong cuộc sống người dân. Người dân phải thấy hạnh phúc. Chúng tôi đặt ra các yêu cầu để có một định hướng tổng quát: Làm gì thì cuối cùng phải phục vụ người dân và người dân phải cảm thấy hạnh phúc.

Bên cạnh giải quyết những nhu cầu lớn qua giám sát, phản biện, những việc giản dị đối với nông dân, nông thôn, miền núi phải nâng cao thu nhập cho họ. Lâu nay, cả nước đều có các mô hình: mô hình của thanh niên góp phần giữ gìn trật tự trị an, mô hình của cựu chiến binh góp phần giữ trật tự trị an, mô hình bà con giáo dân ở các địa bàn dân cư của mình, tập hợp lại có cách bảo vệ trị an. Mặt trận tiếp tục thúc đẩy các mô hình. Đây là điều rất là giản dị, lâu nay Mặt trận đã làm nhưng chưa nhấn mạnh. Lần này, Đại hội nhấn mạnh hơn ý đó.

Mời quý vị theo dõi chi tiết cuộc phỏng vấn qua VIDEO sau đây:

 

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước