Gỡ khó cho ngành mía đường: Bắt đầu từ vùng nguyên liệu

VTV9-Thứ năm, ngày 25/10/2018 10:13 GMT+7

VTV.vn - Có nhiều hướng để cùng giải quyết bài toán mía đường nhưng để cả nhà máy và nông dân có thể sống được với cây mía, không thể không bắt đầu từ vùng nguyên liệu.

Khi nói về ngành mía đường hiện nay, nhiều người đã ví như "một bức tranh với gam màu tối". Từ cánh đồng mía đến các nhà máy đường nơi nào cũng khó khăn chồng chất. Niên vụ mía đường 2017 - 2018 đã kết thúc cách đây vài tháng nhưng đến lúc này, khó khăn vẫn tiếp tục lộ rõ.

Người trồng mía lao đao, các nhà máy đường cũng khó khăn không kém. Hiện tại, lượng đường tồn kho của các nhà máy đã ở mức kỷ lục từ trước đến nay với 700.000 tấn. Trong khi đó, niên vụ mía đường 2018 - 2019 đã cận kề. Nhiều dự báo cho rằng, tình hình sản xuất mía đường sắp tới sẽ càng thêm u ám.

Thực chất khó khăn của ngành mía đường Việt Nam là do chính hạn chế trong năng lực sản xuất mặc dù ngành mía đường ở nước ta đã đi một chặng đường hơn 20 năm. Sắp tới, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN có hiệu lực và sẽ tác động mạnh mẽ đến ngành mía đường Việt Nam.

Rõ ràng, một nông dân đơn lẻ không thể làm được cơ giới hóa và cũng không nhất thiết nông dân nào cũng phải đầu tư. Liên kết 4 nhà không phải là hướng đi mới nhưng chính vào những lúc khó khăn như thế này, chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết phải thắt chặt mối liên kết 4 nhà. Qua liên kết để thay đổi công nghệ, giảm chi phí và giá thành, sản xuất mía đường trong nước mới có thể đứng vững.

Giải pháp phát triển bền vững ngành mía đường Giải pháp phát triển bền vững ngành mía đường

VTV.vn - Sáng nay (4/5), Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ VI, đề ra phương hướng cụ thể cho ngành mía đường giai đoạn 2018 - 2022.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước