Rất nhiều quan điểm và cả những kỳ vọng từ phía người dân và nhà quản lý được đưa ra để xe bus BRT thực sự "nhanh" như mục tiêu đề ra. Còn dưới góc độ các nhà khoa học, các chuyên gia giao thông, tính hiệu quả của bus nhanh BRT tại Hà Nội cần nhìn từ góc độ vấn đề từ quy hoạch hạ tầng giao thông, tốc độ phát triển phương tiện cá nhân tới phát triển phương thức vận tải công cộng là một bài toán không dễ với các ngành chức năng.
Tốc độ phát triển đô thị, nhà cao tầng nhanh. Phương tiện cá nhân tăng ồ ạt. Trong khi đó, thói quen của nhiều người hễ ra đường là lên xe máy dù chỉ đi khoảng 100m ùn tắc là chuyện hàng ngày.
Việc phát triển thêm loại hình giao thông công cộng mới là bus nhanh BRT dù được kỳ vọng sẽ giảm ùn tắc, giảm tải cho hạ tầng, thay đổi thói quen của người tham gia giao thông nhưng những mục tiêu đó vẫn được các chuyên gia nhìn nhận là chưa đạt hiệu quả như mong đợi bởi những công trình phụ trợ như đường cho người đi bộ kết nối với các loại hình phương tiện giao thông công cộng hầu như chưa có.
Sẽ phải có thêm 1.500 km xe bus mới, hoàn thiện 3 tuyến xe bus nhanh (BRT) và 6 đoạn tuyến đường sắt đô thị là mục tiêu phát triển các loại hình giao thông công cộng của Hà Nội đến năm 2020.
Để đạt được mục tiêu phát triển phương tiện công cộng như đã đề ra, vấn đề cần nhất hiện nay đó là hạn chế phương tiện cá nhân, áp dụng các giải pháp giảm áp lực cho hạ tầng giao thông, trong đó có việc hạn chế xây dựng nhà cao tầng trong nội đô.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!