Kè sinh thái - Giải pháp chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 17/08/2019 14:29 GMT+7

VTV.vn - Tại Đồng bằng sông Cửu Long có một mô hình chống sạt lở đang được triển khai có hiệu quả - đó là làm kè sinh thái.

Kè sinh thái nghĩa là trồng rừng ngập mặn như tràm hay bần để làm hàng rào bảo vệ đất. Giải pháp này kinh phí rẻ, dễ làm nên nhiều địa phương đang chủ động áp dụng để đối phó với tình trạng sạt lở nghiêm trọng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Thị trấn Búng Tàu là đơn vị đầu tiên hưởng ứng phong trào làm kè sinh thái ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Đã có hơn 10.000 cây tràm và bần được trồng đan xen thành hàng rào ven sông Búng Xáng với tổng chiều dài các đoạn sạt lở hơn 1km.

Đến thời điểm này, huyện Phụng Hiệp đã đầu tư 1,6 tỉ đồng, xây dựng gần 17km kè sinh thái ven các tuyến sông thường xuyên bị sạt lở nặng. So với làm kè bê tông kiên cố, chi phí này chỉ bằng con số lẻ. Nhiều hộ dân cũng tự bỏ tiền làm kè, tạo vành đai xanh chống sạt lở.

Kè sinh thái thi công đơn giản chỉ cần một dãy rào xịa bằng tre hoặc tràm có chắn vải địa kỹ thuật hay lưới đủ cao để giữ phần đất làm nền. Sau đó, trồng tràm hoặc bần, cây cách cây vài mét vuông. Mô hình này đang tiếp tục được đầu tư nhân rộng, tạo vành đai xanh cho các địa phương.

Kè chống sạt lở có nguy cơ gây ngập lụt Kè chống sạt lở có nguy cơ gây ngập lụt Tổng cục Phòng chống thiên tai khảo sát sạt lở ở Cà Mau Tổng cục Phòng chống thiên tai khảo sát sạt lở ở Cà Mau Đầu tư 800 tỷ đồng khẩn cấp xây dựng kè chống sạt lở, bồi lấp cửa biển Đà Diễn Đầu tư 800 tỷ đồng khẩn cấp xây dựng kè chống sạt lở, bồi lấp cửa biển Đà Diễn

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước