Theo thống kê của của Bộ LĐ-TB&XH, số vốn dành cho công tác xóa đói giảm nghèo của nước ta mỗi năm là khoảng 120.000 tỷ đồng và cũng có khoảng 500.000 hộ đã thoát nghèo hàng năm. Như vậy, trung bình mỗi năm Nhà nước đã phải bỏ ra tới 180 triệu đồng để cho một hộ thoát nghèo. Có thể đặt ra một câu hỏi vì sao số tiền bỏ ra lớn như vậy, nhưng việc thoát nghèo lại thường không bền vững?.
Theo nhiều chuyên gia, lý do là bởi bộ máy làm công tác giảm nghèo quá cồng kềnh, đồng vốn không đến được với khu vực sản xuất. Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, chỉ có khoảng hơn 30% chi phí của công tác giảm nghèo là đầu tư cho phát triển, hơn 60% còn lại chi cho công tác sự nghiệp.
Đầu tư cho công tác xóa đói giảm nghèo sẽ ít tốn kém hơn nhiều nếu như các địa phương có thể phát huy được sự đồng lòng của người dân. Người nghèo có thể không có tiền để đóng góp với Nhà nước, nhưng họ có thể góp công sức, giúp quản lý và giám sát các dự án xóa đói giảm nghèo, ở một số nơi khác người nghèo cũng có thể góp đất.
Vấn đề là phải tạo được lòng tin, để các chương trình xóa đói giảm nghèo thực sự là của người nghèo. Thông qua một số các mô hình xóa đói giảm nghèo đang đạt hiệu quả tại tỉnh Lai Châu, chương trình XD Nông thôn mới tuần này sẽ đi tìm câu trả lời: Làm sao để trao cần câu cho người nghèo chứ không phải tốn quá nhiều tiền để cho cá như hiện nay? Đây cũng là cách để tiến tới xây dựng nông thôn mới thành công, bởi một trong 19 tiêu chí của chương trình này là xã đạt chuẩn nông thôn mới phải có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%.
Mời quý vị cùng theo dõi VIDEO chi tiết dưới đây: