Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, sau 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt bình quân 6,57% - mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, nhận định của các bên đều cho rằng, tác động của đề án tái cơ cấu mới chỉ là bước đầu.
Hiện, các mô hình sản xuất lâm nghiệp hiệu quả cao còn rất khiêm tốn khi mới dừng ở con số 57 mô hình tại 10 tỉnh. Có nơi, dân càng nhiều rừng càng nghèo, đa số dân phải bán non rừng để có tiền trả ngân hàng. Chủ trương chuyển sang trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ hiện mới chỉ có tỉnh Quảng Trị và Sơn La triển khai. Bình Định đã ngừng sản xuất dăm gỗ xuất khẩu để tạo nguyên liệu gỗ lớn cho chế biến.
Các địa phương đều cho rằng, để thực hiện được chủ trương này, Nhà nước phải quản lý tốt giống lâm nghiệp và tháo gỡ vấn đề vốn để người dân có thể vay theo chu kỳ của cây là 10 - 15 năm. Bộ NN&PTNT cho biết, sau hội nghị sẽ trình Chính phủ một cơ chế chính sách đặc thù cho người trồng rừng gỗ lớn. Hiện, cả nước mới chỉ có hơn 157.000 ha rừng gỗ lớn, chiếm 4,4% diện tích rừng cả nước.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.