Môi trường học đường đang vẩn đục bởi những "cái tát"

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 18/01/2019 18:31 GMT+7

VTV.vn - 231 cái tát dành cho 1 em học sinh ở Quảng Bình, 1 cô giáo khác cũng tại Quảng Bình tát 1 em học sinh chảy máu tai phải nhập viện và bây giờ là ở Thái Nguyên.

Đến nay, giáo viên bị tố cáo ở Thái Nguyên đã phủ nhận hoàn toàn sự việc và khẳng định trước đó chưa bao giờ nhận phản ánh nào từ phụ huynh. Cơ quan công an đã đến trường tiểu học Trung Thành để điều tra xác minh sự việc.

Về phía ban giám hiệu nhà trường, sau khi nhận được đơn tố cáo của phụ huynh, đã tổ chức nhiều cuộc họp giữa phụ huynh và cô giáo này nhưng không thể tìm được tiếng nói chung. Những biện pháp ban đầu đã được đưa ra là chuyển cô T. sang dạy lớp khác và mời cơ quan chức năng vào cuộc.

Cô giáo phủ nhận, học sinh khẳng định, trong tình huống như thế này, liệu trẻ con nói đúng hay cô giáo nói sự thật?

Thống kê của UNICEF cho thấy, nhiều hình thức bạo lực đối với trẻ em như bạo lực thân thể, xâm hại tình dục và lạm dụng lao động vẫn phổ biến. Khoảng 20% trẻ em gái và trẻ em trai 8 tuổi ở Việt Nam nói rằng các em bị trừng phạt thân thể ở trường.

Tại 30 quốc gia thu thập được dữ liệu điều tra, khoảng 6/10 trẻ 1 tuổi thường xuyên bị kỷ luật bằng bạo lực. Gần 1/4 trẻ 1 tuổi bị lắc người để trừng phạt và gần 1/10 em bị đánh hoặc tát vào mặt, đầu hoặc tai.

Cô giáo bị tố phạt học sinh tự tát 50 cái vì mất trật tự Cô giáo bị tố phạt học sinh tự tát 50 cái vì mất trật tự Dư luận bức xúc trước vụ cô giáo tát học sinh chảy máu tai Dư luận bức xúc trước vụ cô giáo tát học sinh chảy máu tai Vụ cháu bé chịu 231 cái tát ở Quảng Bình: Căn bệnh thành tích và cái tát vào ngành giáo dục Vụ cháu bé chịu 231 cái tát ở Quảng Bình: Căn bệnh thành tích và cái tát vào ngành giáo dục

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước