Mua bán người được Liên Hợp Quốc xác định là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất thế giới. Rất nhiều quốc gia đang phải đối mặt với loại tội phạm có tính toàn cầu và phức tạp này. Theo báo cáo của Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), hoạt động mua bán người trên thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp.
Chỉ tính riêng trong năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam xảy ra 300 vụ và 555 nạn nhân mua bán người. Gần 90% số vụ mua bán người ra nước ngoài, tập trung chủ yếu qua các tuyến biên giới giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và Trung Quốc, trong đó, sang Trung Quốc chiếm trên 70% .
85% nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê..., trong đó có nhiều vụ mua bán trẻ sơ sinh, bào thai sang Trung Quốc.
Sự phát triển của Internet, mạng xã hội đã bị lợi dụng và biến thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho những thủ đoạn tinh vi của loại tội phạm này. Đa số đối tượng phạm tội lợi dụng tình trạng khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, thiếu việc làm, trình độ học vấn thấp, nhẹ dạ cả tin để lừa bán nạn nhân.
Để thông tin chi tiết về thực trạng mua bán người cũng như những nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống tội phạm này, phóng viên THVN đã có cuộc trao đổi cùng Đại tá Phạm Mạnh Thường, Phó Cục trưởng, Cục cảnh sát hình sự, Bộ Công an.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!