Nghị quyết 120 sau hơn 1 năm: Còn nhiều việc cần làm để đưa nghị quyết đi xa hơn

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 04/04/2019 10:48 GMT+7

VTV.vn - Nghị quyết 120 của Chính phủ là một trong những văn bản pháp luật quan trọng nhất đối với đời sống của gần 20 triệu người dân ĐBSCL.

Nghị quyết 120 là nghị quyết về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết ra đời là để ứng phó với hạn hán, mặn xâm nhập, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển, lũ lụt, mưa bất thường… Mục tiêu cao nhất là bảo vệ đất, nước và đặc biệt là con người. Đến nay, sau 1 một năm ban hành, hiện vẫn còn nhiều việc cần làm để đưa một Nghị quyết đúng đắn đi xa hơn nữa.

Nghị quyết 120 nhấn mạnh vào việc điều chỉnh cách sản xuất, điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh cách liên kết các địa phương. Nhưng để giải quyết vấn đề vẫn còn nhiều quan điểm như quy hoạch còn nhiều khó khăn. Lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã chia sẻ câu chuyện quy hoạch ở địa phương còn khó huống gì quy hoạch cả vùng.

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho hay: "Mang đề xuất quy hoạch ra là cãi nhau suốt, riêng quy hoạch thủy lợi bắt đầu giao 2012 đến nay không thông qua được".

Quy hoạch cả vùng ĐBSCL cần phải xuất phát từ sự liên kết. Nhưng nhắc đến sự liên kết, đã có lãnh đạo địa phương phải ngậm ngùi.

Ông Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết: "Cả một thương hiệu vùng nhưng đến nay vẫn đang rời rạc. Nếu không có một Ban điều phối vùng thì đừng nói về Nghị quyết 120. Tôi thấy cũng khó rồi, bàn tới đó là thấy khó".

"Các nước trên thế giới hay một số khu vực cũng phải có Ban điều hành để thực hiện chung một nhiệm vụ trọng tâm. Chúng ta đề ra nhưng phải có sự vào cuộc của Trung ương phối hợp với các tỉnh", ông Nguyễn Hữu Lập - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nói.

Trong lúc chờ chương trình hành động tổng thể và kế hoạch bố trí khoảng 18.000 tỷ đồng để triển khai các chương trình, dự án triển khai Nghị quyết 120 như cuộc họp hồi tháng 2 của Chính phủ, cũng đã có những sự liên kết từ một vài địa phương như liên kết tiểu vùng Đồng Tháp Mười bắt đầu cho ra những tín hiệu tích cực.

Cũng trong lúc này, hàng loạt các nghiên cứu đang tích cực thực hiện như phát triển thêm các giống cây ăn trái chịu mặn, xây dựng biểu đồ diễn biến xâm nhập mặn toàn vùng ĐBSCL hay dự án hệ thống quản lý sử dụng đất đai trong điều kiện biến đổi khí hậu. Đó sẽ là những điểm sáng để địa phương cùng Trung ương thực hiện nhiều giải pháp đồng loạt giúp người dân ĐBSCL có thể yên tâm làm ăn, sinh sống.

ĐBSCL đẩy mạnh quan trắc để ngăn chặn các sự cố môi trường ĐBSCL đẩy mạnh quan trắc để ngăn chặn các sự cố môi trường

VTV.vn - Một số địa phương ở ĐBSCL đã mạnh dạn đầu tư vào công tác quan trắc để kịp thời ngăn chặn các sự cố môi trường có thể xảy ra.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước