Nghị quyết 55 - Bước đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 26/02/2020 21:07 GMT+7

VTV.vn - Nghị quyết số 55 là bước đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia và là "chìa khóa" mở ra sự thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực điện năng.

Năng lượng là ngành thiết yếu đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế và cuộc sống của người dân. Để ngành năng lượng phát triển bền vững hơn, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 55).

Nếu GDP tăng trưởng 6,5% - 7%/năm thì yêu cầu phát triển điện năng phải đảm bảo tương ứng 11% -11,5%/năm. Đó là mức cao so với nhiều quốc gia. Chúng ta cùng theo dõi những con số sau. Để đáp ứng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030 của đất nước, tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125 - 130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550 - 600 tỷ KWh. Con số này là rất lớn.

Đáng chú ý, trong tổng nguồn cung điện, tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 15% - 20% vào năm 2030 và tăng lên 25% - 30% vào năm 2045. Muốn như vậy, đầu tiên là mở cánh cửa cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia để huy động được các nguồn lực xã hội vào phát triển năng lượng.

Hàng loạt dự án điện tập trung một nơi, hàng nghìn MW điện năng lượng tái tạo nhưng chưa tới một nửa được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia. Bởi nhà đầu tư nguồn điện có nhiều, nhưng truyền tải vẫn độc quyền nhà nước.

Chỉ tính riêng trong lĩnh vực điện năng, có 28% tổng công suất phát đến từ khu vực doanh nghiệp tư nhân, dưới các hình thức đầu tư đa dạng và hiệu quả. Đầu tư vào ngành năng lượng yêu cầu lượng vốn khổng lồ, nếu chỉ có nhà nước thì không thể theo kịp nhu cầu phát triển, ảnh hưởng an ninh năng lượng và sự phát triển bền vững.

Không chỉ về vốn, công nghệ, sự tham gia của tư nhân cũng sẽ khiến ngành năng lượng thay đổi cơ bản, tạo lập được thị trường đúng nghĩa trong phát triển.

Tư nhân tham gia sâu hơn vào ngành năng lượng không chỉ đảm bảo vững chắc hơn cho an ninh năng lượng của đất nước, mà còn tạo môi trường minh bạch để nền kinh tế thực sự phát triển bền vững.

Tư nhân tham gia mạnh mẽ hơn vào ngành năng lượng là một trong nhiều điểm rất mới trong định hướng phát triển năng lượng của Việt Nam, nhưng ngoài ra Nghị quyết 55 còn nhiều điểm đột phá khác. Là cơ quan xây dựng nội dung Nghị quyết 55, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng đây là những điểm có thể tháo gỡ được nút thắt trong phát triển năng lượng, giải quyết bài toán năng lượng phát triển bền vững cho Việt Nam trong tương lai.

Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

VTV.vn - TBT Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước