Ảnh minh họa. (Nguồn: giaoduc.net.vn)
Bắt đầu từ ngày hôm nay (15/2), Thông tư liên tịch của liên Bộ Tài chính và Khoa học và Công nghệ quy định khoán chi, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, các nhà khoa học sẽ được trao quyền chủ động hoàn toàn trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học. Nhà nước chỉ đặt hàng ban đầu và tập trung nghiệm thu chất lượng kết quả cuối cùng.
Một số điểm đổi mới nổi bật trong cơ chế tài chính này là về phương thức khoán chi. Theo đó, nhà khoa học có thể lựa chọn một trong 2 phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần.
Khoán chi tới sản phẩm cuối cùng áp dụng đối với các nhiệm vụ được xác định rõ tên sản phẩm cụ thể; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm, đơn vị đo, mức chất lượng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt được; số lượng quy mô sản phẩm tạo ra; địa chỉ ứng dụng; có tổng dự toán các khoản chi sửa chữa, mua sắm tài sản, đoàn ra không quá 1 tỷ đồng.
Còn khoán chi từng phần được áp dụng đối với các nhiệm vụ không đủ điều kiện khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. Trong khoán chi từng phần, cơ bản các nội dung kinh phí được thực hiện khoán chi (tiền công, hội thảo, công tác trong nước…); chỉ không khoán chi đối với các nội dung mua nguyên nhiên, vật liệu, phụ tùng chưa được ban hành định mức kinh tế kỹ thuật; sửa chữa, mua sắm tài sản cố định, đoàn ra.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!